Top 5 kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc cho sinh viên IT mới ra trường

0
2103
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn vừa ứng tuyển vào vị trí nhân viên IT ở một công ty yêu thích và bạn đang tìm kiếm các sẻ chia bí quyết kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên IT hay và hữu ích để bổ sung kinh nghiệm và kiến thức cho mình trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng.

Khó khăn lớn nhất của một bạn sinh viên mới ra trường và đang tìm việc làm chính là chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn cùng kỹ năng giao tiếp để trả lời phỏng vấn một cách thông minh và hiệu quả nhất. Làm sao đây?

1 Hãy xin vào trong các công ty nhỏ

Việc apply đơn xin việc vào các công ty lớn thường rất khó. Họ thường yêu cầu bạn phải có kỹ năng thật tốt. Nhưng mới ra trường, các bạn lấy đâu ra kỹ năng. Ngay cả việc thành thạo 1 ngôn ngữ lập trình cũng là chuyện xa vời. Vì thế bạn rất khó trúng tuyển. Nếu suốt ngày, bạn cứ tìm công ty lớn rồi apply CV thì bạn sẽ bị tạch rất nhiều. Từ đó bạn sinh tâm lý chán nản và muốn bỏ cuộc.

Nếu bạn may mắn được trúng tuyển vào công ty lớn. Thì việc phân công công việc trong công ty đã được chuyên môn hóa. Bạn chỉ làm về 1 mảng nhất định nào đó.Nghĩa là bạn không được học thểm, không được nâng cao thêm các kỹ năng khác. Điều rất thiệt thòi cho tương lai sau này của bạn

Vào công ty nhỏ, việc Apply CV sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn ở bản thân. Mất không mất thời gian chờ đợi. Các công ty nhỏ các chế độ và lương bổng không tốt. Tuy nhiên, bù lại bạn sẽ học được rất nhiều nhiều kỹ năng. Để trở thành chuyên gia IT thì bạn cần có sự hiểu biết rộng. Các vấn đề luôn liên quan với nhau. Phần mềm, lập trình, website có liên hệ mật thiết đến hệ thống, phần cứng. Rồi trong lập trình: từ CSS, html, js, javascript đến ngôn ngữ lập trình bạn đều phải học hết. Điều này gây cho bạn áp lực và sự chán nản. Nhưng đây lại là tiền đề rất tốt cho tương lai sau này.

tìm việc làm It

2 Tìm hiểu rõ nhà tuyển dụng cần gì ở bạn

Nói vui một chút, là bạn “có hoặc sẽ có” khả năng gì mà họ có thể “lợi dụng”. NTD sẽ tìm cách hỏi bạn nhựng kiến thức và kỹ năng mà họ cần bạn có. Nếu bạn có thì trả lời là có, nếu bạn chưa có kiến thức đó, hãy cho NTD thấy bạn đã hiểu nguyên lý của vấn đề, chỉ cần tập trung đầu tư thời gian, bạn sẽ trở thành người giỏi. Lấy khả năng tiếp cận nhanh kiến thức mà NTD cần để khắc phục sự khiếm khuyết kiến thức hiện tại của mình.

tuyển nhân viên công nghệ thông tin

3 Xác định Khả năng tiếng Anh của bạn như thế nào

Ngành CNTT là chuyên ngành yêu cầu khả năng tiếng Anh rất nhiều, nhất là khả năng đọc và viết để bạn có thể nghiên cứu tài liệu chuyên ngành của nước ngoài, viết và trả lời các Email báo cáo bằng tiếng Anh nếu bạn làm trong môi trường quốc tế.

Để phỏng vấn thành công thì ít nhất bạn phải có kỹ năng đọc hiệu được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

4 Đừng quá tự phụ về kiến thức của mình

Kiến thức của bạn rất tốt, nhưng đừng tự tin một cách thái quá, nó sẽ dẫn đến thái độ tự phụ và bạn dễ rơi vào trạng thái tư cao tự đại về bản thân. Điều  đó không hề tốt cho việc làm IT cho sinh viên mới ra trường chút nào đâu.
Bạn có thể là sinh viên với việc làm thêm trong quá trình học tập và tự tin về năng lực của mình, tự tin là điều tốt, tự tin về kiến thức của mình, thẳng thắn phân tích và đặt vấn đề với nhà tuyển dụng là điều tốt nhưng cái gì cũng có chừng mực, nếu như bạn quá tự phụ thì bạn đang tự từ bỏ sự nghiệp của mình đấy.
Trong quá trình phỏng vấn hãy mạnh dạn tương tác với nhà tuyển dụng nhưng đừng quá đà bạn nhé!. Điều đó sẽ làm nhà tuyển dụng rất khó chịu đấy, vì sau này nếu bạn là người làm việc giỏi bạn sẽ còn tự phụ đến mức nào nữa.

tìm việc làm thêm công nghệ thông tin

5 Rèn luyện tính cách, phẩm chất

Bạn cần rèn luyện 3 tính cách: Tính kiên trì, tính trung thực và tính ngồi lì. Tại sao lại vậy?

Đầu tiên là kiên trì. Học và làm IT là vừa làm vừa nghiên cứu. Không ai biết hết được tất cả các kiến thức. Đã thế, kiến thức IT đâu có dễ để học. Nếu dễ thì đầy ông theo IT rồi. Mà đã gọi là nghiên cứu thì không thể ngồi tý là ra ngay được vấn đề. Có khi bạn phải nghiên cứu 1 ngày, một tuần, 1 tháng mới ra được vấn đề. Nếu không có tính kiên trì, bạn dễ sinh ra chán nản. Đã chán nản thì bạn sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi thôi. Ngay cả những chuyên gia,  họ vẫn phải kiên trì mò mẫn vấn đề. Chứ không phải ngồi tý là ra đâu.

Tính trung thực. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, mình cứ lấp liếm cho xong công việc. Bạn không thể lấp liếm được trong ngày IT. Nếu hiện tại, nó chưa phát sinh ra lỗi. Nhưng đến 1 lúc nào đó, lỗi sẽ xuất hiện ở phần mềm của bạn. Chính bạn là người sẽ phải đau đầu trước tiên. Sau đó, năng lực của bạn sẽ bị xem xét. Một số trường hợp, bạn có thể lấp liếm được. Nhưng bạn nên hiểu rằng, chính những lỗi trong quá trình làm việc mới tăng kỹ năng của bạn lên. Vì thế, có gì mình nói nấy, làm đến chỗ nào mình cứ giải thích rõ ràng. Từ đó, người khác có thể đóng góp ý kiến hoặc chỉ ra vấn đề cho bạn. Như vậy, khả năng tư duy và kỹ năng của bạn mới tăng lên theo năm tháng

Tính ngồi lì. Tại sao vậy? Bạn phải nghiên cứu tập trung thì mới ra được vấn đề. Nhiều lúc, sắp ra kết quả rồi. Nhưng nếu bạn không liền mạch hoặc bỏ cuộc thì rất đáng tiếc.  Bạn phải ngồi lì vào máy tính. Nghiên cứu và nghiên cứu. Tìm tòi và tìm tòi. Đừng có ngồi vào tý rồi chạy ra ngoài. Thấy mọi người đi chơi là mất tập trung. Kệ tất cả đi. Bạn phải ngồi nghiên cứu và tự học, làm việc từ 12h đến 15h/ngày.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN