Top 6 cách để bạn có thể cân bằng công việc và cuộc sống khi có một người sếp nghiện công việc

0
1689
Vật Phẩm Phong Thủy

Làm việc dưới quyền một lãnh đạo cuồng công việc đồng nghĩa với những giờ làm dài và hy sinh thời gian cá nhân để đáp ứng mọi yêu cầu. Hãy quên chuyện cân bằng cuộc sống – công việc đi, vì với họ, công việc chính là cuộc sống.

Dù vậy, áp lực này có thể khiến bạn kiệt sức nhanh chóng. “Chìa khóa cho nhân viên là phải biết cách cùng tồn tại”, Harris Kern – một tác giả sách tại Mỹ cho biết, “Bạn không thể thay đổi sếp của mình được đâu. Nhưng bạn còn có gia đình, các ưu tiên khác và không thể làm việc 24/7 được”.

1. Tránh xa ngay từ đầu
Một số lãnh đạo, công ty hay thậm chí cả ngành công nghiệp vốn đã nổi tiếng với những tuần làm việc dài ngày và nhiều đòi hỏi. Hãy tìm hiểu thật kỹ những điều này trước khi chấp nhận lời mời vào làm việc khi tìm việc làm.

“Hãy tìm một tổ chức phù hợp với quan điểm của bạn về cân bằng cuộc sống – công việc”, Dana Brownlee – nhà sáng lập hãng đào tạo phát triển nghề nghiệp Professionalism Matters cho biết, “Bạn không muốn phải bơi ngược dòng từ ngày đầu đâu. Bạn cũng chẳng thể vào đó và thay đổi cả cấu trúc tổ chức của họ được”.

2. Tự đặt ra giới hạn

Bạn đừng ngại ngần chia sẻ quan điểm của mình với lãnh đạo để đặt ra các giới hạn. Nếu vừa bắt đầu công việc hay cảm thấy quá sức với vị trí hiện tại, hãy nói chuyện với sếp rõ ràng.

Lời khuyên của Bryan Robinson – tác giả cuốn “Thư giãn: Tắt công việc đi và Bật cuộc sống lên” là đừng tỏ ra gay gắt trong cuộc nói chuyện này. Nó sẽ chỉ khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn.

Hãy bắt đầu bằng một chuyện tích cực, rồi nêu ra vấn đề làm việc quá sức với các ví dụ cụ thể gần đây nhất, rồi kết thúc bằng một thông điệp tích cực khác. “Những người cuồng công việc sẽ không nhìn thấy nước khi họ đang bơi trong đó đâu. Họ cũng không nhận ra nó đang tác động lên người khác và cho chính bản thân họ nữa. Họ hoàn toàn chú tâm vào công việc và hoàn thành nó”, anh giải thích.

Lãnh đạo có thể quên mất họ đã giao cho nhân viên nhiều việc như thế nào. Chính vì vậy, nếu cảm thấy quá tải, hãy gợi ý họ xem lại và sắp xếp theo trình tự ưu tiên để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

3. Xem xét quan điểm của sếp

Trước khi kết luận rằng mình đang phải làm việc cho một người độc đoán và không có đầu óc, hãy dành chút thời gian đặt mình vào vị trí của sếp.

Hãy nhìn vào hoàn cảnh của sếp và tự hỏi: “Anh ấy phải đối phó với những áp lực nào?” “Các deadline kia có thật hay không?” “Điều gì khiến anh ấy phải làm vậy?”

Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo và ít bị cảm xúc chi phối hơn. Điều này cũng giúp bạn biết rõ liệu có phải sếp không biết rằng anh ấy đang áp đặt công việc cho bạn hay không khi tìm việc làm tphcm.

4. Nói chuyện với sếp

Hầu hết những người quản lý đều biết rằng nhân viên làm việc “quá tải” không phải là người làm việc hiệu quả nhất. Vì thế, sếp sẽ sẵn sàng thảo luận cùng bạn để tìm ra giải pháp hữu ích cho bạn và cho năng suất của công ty. Bạn nên đề nghị sự tư vấn từ sếp và đưa ra một số giải pháp của riêng mình, chẳng hạn, liệu bạn có thể làm việc ở nhà một ngày trong tuần hay đồng nghiệp trong văn phòng có thể đảm nhận một số nhiệm vụ của bạn…? Chắc chắn, sếp sẽ cân nhắc về deadline và lịch làm việc linh hoạt hơn cho bạn.

5 Thiết lập những ưu tiên thực tế

Tại văn phòng, thay vì xoay vòng trong đống công việc phải hoàn thành ngổn ngang, bạn nên dành chút thời gian lúc bắt đầu và trước khi kết thúc ngày làm việc để lập danh sách những ưu tiên thực tế và làm theo lịch trình này. Yêu cầu quan trọng ở đây là phải “thực tế” – tránh liệt kê nhiều hơn lượng công việc một người trung bình có thể hoàn thành trong ngày. Nếu không, bạn sẽ tiếp tục bị “quá tải” và phải chịu một số tác động tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần khi tìm việc làm thêm.

6 Thiết lập ranh giới

Nếu nhận thấy cân bằng cuộc sống – công việc của mình đang bị đe doạ nghiêm trọng, bạn cần lên tiếng. Sếp không thể đọc được được suy nghĩ, thậm chí bận việc tới nỗi sẽ không để ý tới những lời gợi ý, “nói bóng nói gió” về sự mệt mỏi của bạn.

Bạn cần một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng các thông tin, dữ liệu cần thiết, tính toán thời gian bạn đã dành cho các dự án, những nhiệm vụ không nằm trong thỏa thuận từ trước. Thời gian là tài sản vô giá với sếp “nghiện việc”, vì vậy đừng khiến anh/ cô ấy bực mình vì làm lãng phí nó. Hãy nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng làm việc nhưng với lượng công việc quá tải, thật khó để đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị một số giải pháp cho vấn đề của mình, không có chúng, bạn chỉ là một người phàn nàn hay thành viên đối lập trong nhóm. Hãy đảm bảo rằng những luận điểm của bạn đều liên quan tới công việc, chứ không phải vì bạn mệt mỏi hay việc cá nhân (dù thực tế là vậy).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN