Top 10 trò chơi dân gian Việt Nam của phổ biến nhất nước ta

0
2472
Vật Phẩm Phong Thủy

Tại Việt Nam có rất nhiều trò chơi dân gian, chúng được dân gian, các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra từ rất lâu về trước, thậm chí một trò còn có nhiều cách chơi, tùy theo vùng miền và đã trở thành những trò chơi truyền thống phổ biến, truyền từ đời này sang đời sau.Nhưng rất tiếc hiện nay , hiện đại và quá trình phát triển đã làm một số trò chơi bị phai nhạt trong lòng người bạn trẻ hiện đại. Vậy những trò chơi dân gian nào đã từng rất được yêu thích nhất , cùng tìm hiểu sau đây.

1.Ô ăn quan
Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.

Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 – 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá

2.Diều (đồ chơi)
Diều là một loại khí cụ có thể bay được. Các luồng không khí ở trên và dưới góp phần làm diều bay lên.

Thú vui thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của diều được làm bằng giấy, được gọi là “纸鸢” tức “chỉ diên” (diều hình chim diều hâu), nhưng không được phổ biến rộng rãi cho lắm, do ngành giấy lúc này mới bắt đầu hình thành.

Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an. Hay diều còn được coi là vật dâng hiến các đấng thần linh của vua và các quần thần trong những đêm trăng sáng.

Cùng với sự phát triển của thời đại, ý nghĩa của việc thả diều cũng dần dần thay đổi. Trong lịch sử, diều đã từng được dùng trong quân sự, hay để đưa tin tức, có rất nhiều sử sách tư liệu đều nhắc đến việc khi quân của Hạng Vũ bị quân của Lưu Bang bao vây, tướng quân Hàn Tín (thời nhà Hán) đã dùng diều được làm bằng da trâu để thả lên trời, dựa vào độ dài của dây diều để ước tính khoảng cách đến Vị Ương Cung (nơi đang bắt giữ quân của Hạng Vũ).

3.Pháo đất
Pháo đất, còn gọi là pháo nổ, pháo nang, phết, đánh đườn theo câu nói hay được dùng khi chơi, là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Hay truyền thuyết về lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng năm 1288, trong khi đang đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh.

4.Tập tầm vông
Tập tầm vông là một bài đồng dao phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm:

Tập tầm vông
Chị có chồng
Em ở vá
Chị ăn cá,
Em mút xương.
Chị ăn kẹo,
Em ăn cốm
Chị ở Lò Gốm,
Em ở Bến Thành.
Chị trồng hành,
Em trồng hẹ.
Chị nuôi mẹ
Em nuôi cha
Cách chơi hiện nay của trò này là hai người chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây.


5.Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là một trò chơi cộng đồng đơn giản dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, rất phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng thế giới.

Một nhóm trẻ ở Fallujah, Iraq tham gia cuộc thi nhảy ba bố.
Trước khi chơi, trọng tài điểm số người chơi để chia thành hai đội, mỗi đội có từ 5 đến 7 người, nếu nhiều người cùng chơi thì chia làm ba hay bốn đội có số người bằng nhau. Khi chơi, có bao nhiêu đội tham gia thì kẻ bấy nhiêu hàng dọc và kẻ hai vạch ranh giới ở hai đầu các hàng dọc, cách nhau khoảng 5m, một vạch là mốc xuất phát và một vạch làm điểm quay đầu.

Trước khi chơi, mỗi đội được phát một bao bố loại 100 kg và xếp thành một hàng dọc trước ô hàng của đội hiệu, người tham gia trò chơi đứng đúng vạch quy định. Khi trọng tài thổi tiếng còi thứ nhất, báo hiệu cuộc chơi bắt đầu, những người đứng đầu ở các đội bước vào trong bao bố, hai tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe tiếng còi thứ hai, thì bắt đầu nhảy, người chơi phải nhanh chân nhảy từng bước một đến vạch phía trước rồi quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Việc khó nhất khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng vì rất dễ bị vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua đối thủ. Đội nào về trước thì thắng cuộc.

Trong cuộc chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, nhảy chưa đến vạch điểm quy định mà quay lại, nhảy chưa đến đích đã bỏ bao ra đều phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi


6.Cò cò
Cò Cò (hay lò cò) là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh hoạ trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện người mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.

Thường thấy trẻ em thả chân nhảy cò cò trên khoảnh sân gạch, đất, cát nhám hay vỉa hè lấp xấp. Dùng viên phấn, cục than hay đầu cây nhọn ấn tới hằn rõ những đường kẻ thẳng giao nhau tạo các ô vuông, ra sơ đồ đường, mức đi cò cò. Các ô vẽ rộng vừa đủ sức người chơi lấy đà bật một lần có thể nhảy qua ô khác.

Chọn vẽ một trong các kiểu sơ đồ sau để chơi: Cò cò đơn; Cò cò đôi; Cò cò sủn; Cò cò ốc sên.


7.Đá cầu
Đá cầu là một môn thể thao thường được chơi nhiều ở châu Á, trong đó người chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ phận của cơ thể, trừ tay.

Bắt nguồn là một trò chơi dân gian ở Trung Quốc. Ngày nay, môn thể thao này cũng được chơi trên sân tương tự như cầu lông, cầu mây hay bóng chuyền, với lưới chia đôi hai phần sân. Ngoài ra đá cầu còn được chơi với hình thức một nhóm người chơi tâng cầu, hoặc đá với nhau thành vòng tròn, thường được chơi ở những nơi công cộng, rộng rãi và đặc biệt là ở trường học. Lúc này sân chơi không giới hạn và không có lưới. Trong những năm gần đây, môn thể thao này đã có xu hướng du nhập vào châu Âu, Mỹ và một số vùng khác trên thế giới.


8.Cà kheo
Cà kheo là một trò chơi dân gian nhưng có thể gặp ở nhiều nơi, nhiều dân tộc trên thế giới.

Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột hai cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định. Ngày nay cà kheo thường được sử dụng như một môn thi trong những ngày lễ hội.

9.Lắc bầu cua
Lắc bầu cua hay là bầu cua tôm cá hay bầu cua cá cọp là một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến ở Việt Nam. Người Việt Nam thường chơi trò này vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán.[Trò chơi có cách chơi ngẫu nhiên, tương tự trò Roulette của phương Tây.

10.Đánh bi
Đánh bi, còn gọi là chơi bi, bắn bi, búng bi (tiếng Pháp: bille), là trò chơi phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đây là trò chơi có công cụ đơn giản, cách chơi phong phú, thuận tiện nên có thể chơi cả trong nhà lẫn ngoài trời. Ở Việt Nam, trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em, có từ hai người chơi trở lên.

Kết quả khảo cổ học cho thấy những viên bi cổ nhất được tùy táng trong một ngôi mộ trẻ em tại Nagada, Ai Cập có niên đại khoảng ba nghìn năm trước Công nguyên. Bảo tàng Anh cũng lưu giữ những viên bi được tìm thấy ở đảo Crete, Hy Lạp có niên đại từ 2000 năm đến 1700 năm trước Công nguyên. Thời La Mã cổ đại, đánh bi là trò chơi đã khá phổ biến, đặc biệt là trong lễ hội Saturnalia với tên gọi là “nuts”. Những viên bi này chủ yếu được làm bằng đá và đất sét.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN