Top 5 vụ tai nạn hạt nhân nổi tiếng nhất trên thế giơi

0
1642
Vật Phẩm Phong Thủy

Năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lực mạnh nhưng cũng như nó là một trong những nguồn năng lượng có sự rủi ro cao nhất thế giới . Và đặc biệt , những vụ tai nạn hạt nhân sau đây đã thay đổi toàn bộ suy nghĩ nhân loại về nguồn năng lượng này.

1.Thảm họa Chernobyl
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus . Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết . Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Vụ tai nạn làm dấy lên những lo ngại về sự an toàn trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân Xô viết, làm đình trệ sự phát triển của ngành này trong nhiều năm, đồng thời buộc chính phủ Xô viết phải công bố một số thông tin. Các quốc gia: Nga, Ukraina, Belarus, ngày nay là các quốc gia độc lập, đã phải chịu chi phí cho nhiều chiến dịch khử độc và chăm sóc sức khoẻ cho những người bị ảnh hưởng từ vụ Chernobyl. Rất khó để kiểm kê chính xác số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Danh sách này không đầy đủ, và chính quyền Xô viết sau đó đã cấm các bác sĩ được ghi chữ “phóng xạ” trong giấy chứng tử [cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, đa số những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài có thể dự đoán trước như ung thư, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, và sẽ rất khó để gắn nó có nguyên nhân trực tiếp với vụ tai nạn. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.”

2.Thiết bị Godiva
Thiết bị Godiva hay thiết bị Lady Godiva [là một lò phản ứng hạt nhân dạng xung không che chắn, ban đầu đặt tại Phòng thí nghiệm Los Alamos (LANL, Los Alamos National Laboratory) ở New Mexico, Mỹ.

Đây là một trong số các thiết bị hạt nhân trong “Khu kỹ thuật 18” (TA-18, Technical Area 18), dùng cho các thí nghiệm ở mức tới hạn. Nó được sử dụng để tạo các vụ bùng phát neutron và tia gamma dùng cho chiếu xạ các mẫu thí nghiệm, và là phát triển mô phỏng theo lò phản ứng Godiva.

Nhà vật lý học Otto Robert Frisch nhớ lại là năm 1944 tại Phòng thí nghiệm Los Alamos có mẫu ráp urani-235 không che chắn được gọi là “Lady Godiva” .

Sau này nó được gọi với tên Godiva I.

3.Sự cố Three Mile Island
Sự cố Three Mile Island xảy ra vào ngày 28 tháng 3 năm 1979 tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở quận Dauphin, Pennsylvania, Hoa Kỳ. Nguyên nhân do hệ thống làm nguội trung tâm lò bị hỏng, nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island xảy ra tai nạn hạt nhân làm rò rỉ 1,59 petabecquerel (43.000 curie) krypton phóng xạ ra môi trường. Đây là sự cố nhà máy hạt nhân thương mại nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.


4.Sự cố nhà máy điện Fukushima I
Sự cố nhà máy điện Fukushima I (福島第一原子力発電所事故 Fukushima Dai-ichi (pronunciation (trợ giúp·chi tiết)) genshiryoku hatsudensho jiko?) là một loạt các sự kiện tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011. Đến ngày 13 tháng 3 năm 2011, các sự kiện khác đã diễn ra tại nhà máy điện Fukushima II 11,5 km về phía nam và nhà máy điện hạt nhân Onagawa. Ngày 11 tháng 3 năm 2011, chính phủ Nhật Bản tuyên bố một “tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân” do mất chất làm nguội và di tản hàng ngàn người dân sinh sống gần nhà máy Fukushima I. Ngày tiếp theo, trong khi bằng chứng nóng chảy từng phần của lõi lò phản ứng ở số 1 đang tăng lên, một vụ nổ hyđrô đã phá hủy tầng trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 và làm bị thương 8 công nhân, nhưng hộp chứa lò phản ứng vẫn nguyên vẹn.

Chính quyền Fukushima đã cho di tản các khu vực xung quanh nhà máy số 1 và số 2. Tổng cộng 45.000 người sống trong bán kính 20 km xung quanh nhà máy số 1 đã được yêu cầu di dời.


5.Castle Bravo
Castle Bravo (phiên âm tiếng Việt Cát-xtơ Bra-vô) là mã của một vụ thử nghiệm nổ bom hiđro nhiên liệu rắn của Mĩ – và cũng là vũ khí hạt nhân lớn nhất mà nước này cho nổ được với đương lượng nổ 15 Mt, vượt xa dự tính ban đầu 4-8 Mt.[1] Quả bom này được nổ thử tại đảo san hô vòng Bikini, quần đảo Marshall, và là vụ thử đầu tiên trong khuôn khổ chiến dịch Castle.

Về lượng phóng xạ của quả bom – vốn được dự định sẽ là một vụ thử bí mật – chúng đã rơi xuống các đảo Rongelap và Utirik và phát tán khắp thế giới. Chính lượng phóng xạ này đã làm thủy thủ đoàn trên tàu cá Nhật Bản Daigo Fukuryũ Maru (tàu cá Lucky Dragon số 5) bị nhiễm xạ và có 1 thành viên đã thiệt mạng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN