Hiện nay có rất nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm biên phiên dịch và những điều cần thiết để trở thành một biên phiên dịch. Bản thân mình cũng muốn viết xuống để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình để giúp các bạn rút ngắn giai đoạn và nước mình ngày càng có nhiều biên phiên dịch chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu hội nhập.
1 Phát âm chuẩn
Thực ra đây là vấn đề còn đang tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng phiên dịch viên chỉ cần hiểu và dịch trôi chảy không cần phát âm hay lắm, tạm tạm cũng được. Theo mình, ngành biên phiên dịch là một ngành chuyên môn và bạn là một chuyên viên. Việc phát âm chuẩn giúp bạn tạo niềm tin và ấn tượng rất lớn nơi khách hàng. Hiện nay, tại Việt Nam, không ít người học tại các trung tâm lớn và học với người bản xứ nên phát âm rất chuẩn, nếu là một phiên dịch, là người nói cũng khá nhiều trong các cuộc họp hội mà bạn phát âm không tốt sẽ khiến người nghe rất nghi ngờ và bạn sẽ khớp ngay nếu trong đó có người có kỹ năng tốt hơn mình. Vậy mình mong một khi bạn đã chọn nghề này rồi thì cũng dành thì giờ mà trau dồi kỹ năng cơ bản này nhé.
Cách để trau dồi kỹ năng này không khó. Trước tiên, hãy nghe lại cách người bản xứ phát âm từng ký hiệu phiên âm quốc tế (phonetic symbol) và nắm vững để khi tự học từ vựng mới bạn sẽ phát âm chuẩn được ngay. Tiếp theo là bắt chước các mẫu hội thoại, các bài báo CNN/VOA có subtitles. Bạn đọc song song theo máy và tự đánh giá xem mình đã phát âm, nhấn nhá và lên xuống giống phát thanh viên chưa. Luyện tập đều đặn như vậy chừng 3 tháng bạn sẽ thấy sự khác biệt. Mách bạn, một khi bạn phát âm chuẩn, bạn sẽ rất tự tin khi nói trước công chúng đấy và dễ dàng được tuyển dụng.
2 Xử lý tình huống
Nếu bạn rơi vào tình huống không nghe được hoặc không chắc là mình hiểu đúng thì bạn sẽ làm thế nào? Rất đơn giản, hãy hỏi lại, thậm chí đến lần thứ ba, nếu cần có thể yêu cầu người đối thoại viết ra giấy. Nhìn chung tất cả đều rất hợp tác và lịch sự khi được phiên dịch yêu cầu nhắc lại hay làm rõ. Trong một cuộc dịch, tôi đã phải hỏi lại Tổng thống Bush (con) đến lần thứ hai vì kể cả khi được nhắc lại một lần, tôi vẫn không nghe được và ông ta cũng vui vẻ nhắc lại đến lần thứ hai. Đối với tiếng Anh, các con số giữa 15 và 50, 14 và 40 chẳng hạn thì bạn rất nên hỏi lại nếu không thực sự chắc (vd: five zero? nếu khách nhất trí thì đúng là con số 50).
3 Khả năng giao tiếp
Trong công việc này, bạn không có thời gian để giải thích dài dòng cho đối tượng nghe phiên dịch mà phải tìm được từ ngữ, cấu trúc ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để truyền đạt vừa nhanh vừa đủ ý đến người. Bạn cũng nên tạo thói quen sử dụng câu và từ một cách chỉnh chu để không gây hiểu nhầm hoặc gây cho người nghe cảm giác khó chịu về cách dùng từ không hợp hoàn cảnh của mình.
Tự tin, vui vẻ trong giao tiếp cũng là một chìa khóa của một phiên dịch viên chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với khách hàng của bạn. Sẽ giúp bạn dễ dàng tìm việc làm tphcm với nghề phiên dịch của mình
Cố gắng giao tiếp với nhiều người mọi lúc mọi nơi, nâng cao năng lực nghe nói; đọc sách, sử dụng Internet như một công cụ trau dồi từ ngữ hàn lâm, chuyên ngành.
4 Đừng ngại trao đổi
Khi trở thành một phiên dịch viên, sẽ có lúc bạn vấp phải những văn bản không rõ nghĩa hay không hiểu được ý nghĩa của một đoạn văn, hãy thử tra cứu thông tin, tìm kiếm lời khuyên chuyên môn và/hoặc liên lạc với khách hàng để làm rõ. Ngay cả khi bạn tìm thấy tài liệu tham khảo nhưng vẫn không cảm thấy chắc chắn, đừng phỏng đoán. Bạn chỉ có thể dịch chính xác khi đã hiểu văn bản, và tính chính xác là giá trị cốt lõi đối với một văn bản dịch thuật. Một bản dịch không chính xác là một bản dịch vô giá trị.
5 Khả năng ghi nhớ trong phiên dịch là yếu tố bắt buộc
Một cách tổng quát nhất, có hai loại hình chính được phân biệt trong nghề phiên dịch chuyên nghiệp: dịch kế tiếp (consecutive interpretation) và dịch song song (dịch đồng thời hoặc dịch cabin – simultaneous interpretation). Ở hình thức đầu tiên, sau khi diễn giả nói một câu, một đoạn hoặc một ý nào đó sẽ dừng lại, và người phiên dịch sẽ chuyển những ý vừa rồi sang ngôn ngữ đích. Còn ở cách dịch song song, diễn giả và phiên dịch trình bày (hầu như) cùng một lúc.
Và tuy rằng có sự khác biệt đáng kể trong cách dịch, nhưng ở cả hai loại hình trên, khả năng ghi nhớ của người dịch luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì nó giúp một phiên dịch viên giỏi truyền đạt được trọn vẹn ý của diễn giả. Nói như thế để thấy, sự tác động của khả năng ghi nhớ trong phiên dịch đối với chất lượng làm việc là rất lớn, bất kể đó là hình thức dịch nào và người dịch là ai.
Cách rèn luyện: Theo kinh nghiệm phiên dịch của chúng tôi, không phải bất kỳ một người nào thành thạo ngoại ngữ cũng có khả năng: “nghe giỏi, nhớ tài”. Muốn ghi nhớ được, người học cần phải rèn luyện, thực hành nhiều.
Cụ thể, các bạn có thể tham khảo những mẩu truyện trong cuốn Stories for Reproduction của L.A. Hill, đây hầu hết là những bài nghe đơn giản, ngắn trong vòng khoảng 100 – 200 từ. Sau đó, bạn tự trình bày lại, cả bằng dạng nói và viết. Đây là bước thực hành nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thật sự bước vào nghề phiên dịch, các bạn sẽ hiểu hết những cái tuyệt diệu trong việc rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, ghi nhớ và tái tạo từ các bài tập tưởng chừng đơn giản đó.
6 Kiến thức tổng quát
Bạn cần phải chuẩn bị một kiến thức tổng hợp cho chính bản thân mình để có thể xoay sở trong mọi tình huống. Như Sukhodrev, phiên dịch tiếng Anh cho ba nhà lãnh đạo Liên Xô là Khrushev, Brejnev, Gorbachev kể lại: Vào lúc cuối đời của Brejnev, tôi làm việc với ông ta rất khó, ông ta không như Khrusev thích phiên dịch như một con vẹt, mà sẽ chuẩn bị trước những kiến thức xung quanh để nội dung phiên dịch thêm phong phú. Trong một công ty có rất nhiều phòng ban, nhiều lĩnh vực, vì vậy một vốn kiến thức rộng sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề. Hơn nữa, người phiên dịch phải có sự am hiểu về văn hoá của các bên được phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ hiểu được sâu sắc ngôn ngữ mà còn có thể truyền đạt theo đúng cách mà ngôn ngữ đó cần được thể hiện. Ngoài ra, trong quá trình phiên dịch, bạn nên có sẵn viết và sổ tay để có thể ghi chú lại các từ vựng mới mà bạn lần đầu tiên biết được nhé.
Có thể nói, trong mỗi lần tham gia phiên dịch, phiên dịch viên như một thí sinh tham dự kì thi quốc gia mà ban giám khảo chính là khách hàng của mình.