Top 6 cách góp ý mà không làm mất lòng với sếp

0
4133
Vật Phẩm Phong Thủy

Hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng nếu thấy sếp có thiếu sót. Nhưng bạn phải khéo léo, tránh để sếp cảm thấy như mình đang bị cấp dưới “dạy khôn” hay chống đối.

1 Sếp có sẵn sàng lắng nghe hay không?
Nhiều nhân viên nghĩ rằng lãnh đạo thường không thích đón nhận ý kiến của nhân viên cấp dưới. Vì thế họ thường tỏ ra e ngại mỗi khi cấp trên mắc sai lầm. Thực tế, có rất nhiều nhà lãnh đạo không thích nghe nhân viên cấp dưới góp ý với mình. Nhưng một số khác thì lại đánh giá cao lời góp ý của nhân viên. Do đó, bạn nên xem xét sếp của mình có phải là người lắng nghe ý kiến người khác. Nếu sếp bạn là một người biết lắng nghe thì bạn nên bày tỏ cho sếp biết cho dù chỉ là nhân viên mới được tuyển dụng.

2 Suy nghĩ kỹ về điều mình góp ý
Trước khi đưa ra ý kiến của mình về một việc gì đó, bạn cần xem xét kỹ lưỡng liệu vấn đề bạn chuẩn bị nói ra có quan trọng với sếp cũng như công ty hay không. Làm mất thời gian của cấp trên với những điều vô giá trị chỉ khiến họ cảm thấy bực mình hơn mà thôi.

3 Sự khởi đầu tốt nhất là bằng một câu hỏi
Nếu bạn không chắc chắn rằng sếp của bạn có sẵn sàng để lắng nghe góp ý hay không, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi. Bởi vì trong mỗi sự phản hồi hay góp ý đều chứa đựng điều gì đó hữu ích đối với người tiếp nhận nếu không lại phải đi tìm việc làm mới. Vậy nên, nếu ông chủ hoặc cấp trên của bạn sẵn sàng, họ sẽ gửi cho bạn một thông điệp thẳng thắn và thường khuyến khích bạn hãy tự nhiên nói ra ý kiến của mình. Nếu bạn cảm thấy quản lí của mình không phải là người thoải mái về mặt này, vậy hãy tìm một phương cách khác để trao đổi, viết thư ẩn danh là một phương án khả dĩ.

4 Đảm bảo phản hồi của bạn là kịp thời
Tốt nhất bạn hãy tìm một khoảng thời gian thích hợp ngay khi sự việc mà bạn góp ý vừa diễn ra. Bởi càng để lâu, những chi tiết trong các sự kiện có thể bị “mờ đi” trong trí nhớ của cả bạn và sếp. Nếu không thể gặp gỡ sếp để trao đổi sớm, bạn hãy ghi lại chi tiết những gì đã xảy ra trong hoàn cảnh phát sinh vấn đề, cùng với những điều mà bạn muốn góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng miêu tả lại cho sếp của mình hoàn cảnh mà bạn muốn đề cập một cách rõ ràng khi có cơ hội thích hợp.

5 Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm thích hợp là yếu tố quyết định sự thành công của hầu hết mọi việc. Bạn nên tránh đưa ra lời góp ý khi sếp đang bực bội không lại đi tìm việc làm tphcm đấy, bận rộn hoặc đang có mặt nhiều người, đặc biệt là khách hàng.

6 Hãy đưa những con số để chứng minh
Trước khi muốn góp ý bất cứ điều gì cho sếp thì bạn nên chuẩn bị thật tốt những báo cáo và thông tin phải thật rõ ràng, chi tiết. Điều này giúp bạn có thêm “sức mạnh” khi đối diện với sếp và ý kiến của bạn sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. Ngoài ra, nếu sếp hỏi vặn lại, bạn còn có những dẫn chứng cụ thể và số liệu để “phản biện” lại sếp. Chuẩn bị mọi thông tin sẽ giúp bạn tự tin khi giao tiếp với sếp.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN