Kỹ sư xây dựng đang là một trong những ngành nghề cần nguồn nhân lực lớn. Một đất nước phát triển luôn đi đôi với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Vì vậy, nhu cầu nhân lực về kỹ sư xây dựng là vô cùng khả quan.Tuy nhiên, là một kỹ sư xây dựng mới ra trường, rất khó để bạn tìm được công việc tốt như ước muốn. Với những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp sinh viên dễ xin được việc hơn
1 Cách viết đơn xin việc xây dựng
Ba nội dung cơ bản nhất mà đơn xin việc mà người tìm việc làm cần chuyển tải là diễn đạt được mong muốn được làm việc tại công ty, năng lực chuyên môn cá nhân và kinh nghiệm làm việc thực tế. Trong đơn xin việc kỹ sư xây dưng tất nhiên không thể nằm ngoài việc này, vì thế trước khi tiến hành viết hoàn chỉnh bạn có thể liệt kê riêng ra những gì bạn sẽ trình bày trong từng nội dung trên cũng như sắp xếp thứ tự bạn cho là hợp lý nhất.
Đầu tiên là ngôn ngữ, bạn sẽ viết đơn xin việc của bạn bằng ngôn ngữ nào, tiếng anh hay tiếng việt hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Tiếng việt là thông dụng và dễ dàng nhất đối với những người không có năng lực ngoại ngữ nhưng lại không thể gây ấn tượng bằng tiếng anh nhất là khi nộp vào các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên điều quan trọng là mục đích của bạn là hướng đến công ty xây dựng nào để có một đơn xin việc phù hợp với công ty đó, vd nếu bạn nộp vào công ty nhật mà bạn cũng biết tiếng nhật thì không cần viết tiếng anh làm gì, còn khi bạn nộp vào một công ty nhỏ ở Việt Nam bạn muốn lấy kinh nghiệm thì cũng chỉ nên viết tiếng việt thôi để tránh trường hợp “gãi ngứa không đúng chỗ” đấy.
Khi gửi hãy gửi trực tiếp đến người nắm quyền tuyển dụng thay vì gửi đến phòng hành chính nhân sự, làm được điều đó sẽ giúp bạn ấn tượng hơn trong mắt người tuyển dụng vì khả năng theo đuổi thông tin đến nơi đến chốn của bạn, ngoài ra khi bạn nhớ được tên người tuyển dụng sẽ giúp người đó nhớ ngược lại tên của bạn và vô hình thiết lập mối quan hệ sơ bộ, để sau này nếu có cơ hội phỏng vấn bạn có thể tiến thành tự nhiên hơn.
2 Phải có kiến thức chuyên ngành tốt
Bạn muốn tìm việc làm ở tphcm thì phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu. Cái này thì giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Bạn học xây dựng, cầm tấm bằng kĩ sư xây dựng mà chưa vững CAD, không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới thì đừng nói đến chuyện “hành nghề” làm gì. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng. Tôi đã từng gặp những bạn sinh viên có bảng điểm khá đẹp, nhưng loay hoay mãi với bộ hồ sơ thầu, không biết làm thế nào cho phải.
Bởi vậy để nắm chắc cơ hội được tuyển dụng và tận dụng tốt cơ hội ấy trước và trong quá trình xin việc làm bạn hãy thực hành kiến thức trên những bản vẽ. Tưởng tượng, bạn vào công ty, sếp đưa bạn 1 cái nhà phố 3 tầng, 4x10m để bạn thiết kế, bạn sẽ làm gì đầu tiên, trả lời được rồi hãy nghĩ đến việc làm nghề.
Bạn thử hình dung, lúc bạn làm mô hình, B1 làm gì, B2 làm gì…B3..B4. Cái đó là lúc học ở trường ko ai dạy bạn. Ngay cả tải trọng, tôi nói như một cái nhà phố bình thường, tại 1 ô sàn dự định là làm phòng thờ, theo bạn lấy hoạt tải chỗ đó bao nhiêu… Ví dụ như là dầm: xem moment trong etab thấy moment + mà đặt thép lớp trên là thua, hay cắt thép lớp dưới mà cắt ngay nhịp cũng thua lun… Phải biết cách lấy tim, cốt sao cho chuẩn. Cái này trong giáo trình kỹ thuật thi công đã nói chi tiết rồi. Học sao ra làm vậy thôi.
3 Có kỹ năng tin học cơ bản, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành:
Sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường gặp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà để có thể nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ
Và đặc biệt bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến rồi, nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc là việc quá nên làm. Phần mềm chuyên ngành chính là công cụ làm việc của ngành xây dựng giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Bạn học xây dựng, cầm tấm bằng kĩ sư xây dựng mà chưa vững một phần mềm cơ bản như CAD, hoặc không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới thì đừng nói đến chuyện “hành nghề” làm gì. Cái này thực là yêu cầu sống còn của nhà tuyển dụng đối với người làm nghề xây dựng, hãy nắm vững công cụ này từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đừng để đến khi đi làm phải loay hoay mãi với một bộ hồ sơ thiết kế cơ bản, hay không biết làm thế nào cho phải.Ngoài ra biết bóc tách khối lượng bản vẽ, làm được Dự Toán, lập được hồ sơ thầu cũng là những kỹ năng căn bản nhất của mỗi người kỹ sư xây dựng.
tìm việc làm thêm thiết kế công trình xây dựng
4 Kỹ năng mềm
Không chỉ trong ngành xây dựng mà trong tất cả các ngành nghề khác trong xã hội này đều cần có những kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm, trình bày, chia sẻ… nói tóm lại là những kỹ năng mềm. Ví dụ: Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi nhà tuyển dụng lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì khả năng trình bày của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, và phản biện nhiều.Và hiện nay môi trường học tập của bạn tại BVU được dạy rất tốt những kỹ năng này. Và để tồn tại và phát triển được, bạn phải cố rèn luyện chúng. Ngoài ra, ngành xây dựng cần có kỹ năng kết hợp làm việc nhóm rất cao. Vì chắc chắn bạn không thể nào làm được việc gì ở công trình xây dựng một mình ngoài việc giữ cổng.Khả năng lãnh đạo là điều cuối cùng bạn cần phải có nếu muốn phát triển nhanh. Nếu bạn chỉ giỏi chuyên môn, bạn sẽ là người đi làm. Nhưng nếu có thêm khả năng lãnh đạo bạn sẽ sớm thành người quản lý.
5 Phải biết tự nghiên cứu
Cứ mỗi ngày không tìm hiểu, là một ngày mình bị tụt so với xu thế. Chưa nói gì xa xôi, riêng cái khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà nước về ngành cũng đã khiến bạn hoạt động não bộ gần như hàng ngày rồi. Tìm các hồ sơ mẫu rồi làm theo các bước giống như vậy là được. Các công nghệ xây dựng mới, các phần mềm ứng dụng mới, các xu hướng mới… Đơn vị tuyển dụng chắc chắn sẽ rất hài lòng với một ứng viên biết đủ “đông tây kim cổ” các văn bản liên quan như bạn.