Top 5 cửa khẩu đường bộ giáp Trung Quốc hiện nay

0
1708
Vật Phẩm Phong Thủy

Cửa khẩu Việt Nam được hiểu như là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.Và sau đây là 5 cửa khẩu đường bộ qua Trung Quốc hiện nay.

1.Cửa khẩu Tà Lùng
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pò Tập thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam .

Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc .

Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng, nằm gần ngã ba nơi sông Bắc Vọng đổ vào sông Bằng. Sông Bắc Vọng có đoạn dài là biên giới tự nhiên ở phía đông huyện Phục Hòa .

Cửa khẩu Tà Lùng là thành tố chủ chốt trong việc lập ra khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Năm 2002, Thủ tướng Việt Nam đã có quyết định cho phép 3 khu vực quanh cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang được hưởng quy chế khu kinh tế cửa khẩu.

Ngày 11/03/2014 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng .

2.Cửa khẩu Thanh Thủy, Hà Giang
Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang. Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia.

Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao), huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 2010. Không gian của khu kinh tế cửa khẩu này bao trùm 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang và 1 xã của thành phố Hà Giang là xã Phương Độ .

Theo kế hoạch, khu kinh tế cửa khẩu sẽ bao gồm các phân khu: khu hành chính, khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu đô thị, v.v…

Trước đó, từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã cho phép áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở hai xã Phương Tiến và Thanh Thủy nhằm khai thác những lợi thế địa lý của một cặp cửa khẩu gần thị xã Hà Giang và nằm trên quốc lộ 2 và có sông Lô chảy qua.

Các hoạt động giải phóng mặt bằng sẵn đã được tiến hành và chính quyền Hà Giang đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu[3]. Hiện tại đây đã có trung tâm thương mại quốc tế Thanh Thủy, có cửa hàng miễn thuế liên doanh, hai nhà máy ô tô liên doanh với Trung Quốc (các công ty Giải Phóng và Bắc Sơn), và nhiều cơ sở kinh doanh khác.


3.Cửa khẩu Lào Cai
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới nậm Thi , tới cửa khẩu Hà Khẩu Trung Quốc .

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là thành tố nòng cốt lập ra Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, bao gồm vùng đất rộng lớn từ thành phố Lào Cai đến cửa khẩu Mường Khương .

Các hoạt động kinh tế và giao thương phát triển hiệu quả dẫn đến tháng 09/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 4/2016/QĐ-TTg về việc mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai .

4.Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nằm trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.


5.Cửa khẩu Móng Cái
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam .

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng ở thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc . Cầu Bắc Luân là điểm nối giữa hai thành phố, và là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia .

Trong thực tế hoạt động giao thương diễn ra ở hai lối cửa khẩu với tên gọi tại địa phương khác nhau .

Cửa khẩu Bắc Luân đặt tại đầu cầu Bắc Luân thuộc vùng đất phường Hoà Lạc, phục vụ giao thương đường bộ cho người và hàng hóa.
Cửa khẩu Ka Long đặt tại bờ sông Ka Long thuộc vùng đất phường Ka Long, chỉ phục vụ cho hàng hóa giao thương bằng đường thủy.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN