Top 6 lệ hội truyền thống lớn thu hút nhiều du khách nhất ở Nhật Bản

0
1251
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời mang trong mình rất nhiều nét đặc sắc độc đáo của văn hóa phương Đông. Những lễ hội độc đáo ở Nhật Bản là các sự kiện lễ hội rất truyền thống ở đất nước này.

1 Lễ hội ngắm hoa anh đào (Ohanami)

Lễ hội hoa anh đào (お花見)có lịch sử đã hàng nghìn năm, bắt đầu ở thời kỳ Nara (710-794), khi hoa mai còn được ưa thích hơn, Vốn là hoạt động của giới quý tộc ngắm hoa mơ…do ảnh hưởng từ Trung Quốc rồi sau đó là hoa anh đào ở thời Heian (794-1185). Bắt đầu từ hoàng tộc, lễ hội Hanami nhanh chóng lan rộng ra tầng lớp võ sĩ đạo và tới thời Edo (1063-1868), trở thành một lễ hội cho cả giới bình dân. Shogun thứ tám của dòng Tokugawa, Tokugawa Yoshimune (1684-1751) là người rất ham thích hoa anh đào và đã ra lệnh trồng rất nhiều cây hoa này để mọi người có chỗ tiệc tùng dưới các tán hoa vào mùa Xuân.
Nói về hoa anh đào, có thể bạn đã từng biết đến hoa anh đào ở đâu đó, nhưng khi đến với đất nước Nhật Bản chắc chắn bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước sự đa dạng của các giống hoa anh đào. Nơi đây có hơn 50 loài hoa anh đào khác nhau từ loại màu trắng phớt hồng như Yamazakura đến loại hồng đậm như Oyamazakura, có cả hoa anh đào tỏa hương như Oshimazakura, Yamazakura… Người Nhật có câu nói: “A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai” nghĩa là “nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo”. Câu nói này xuất phát từ tinh thần quật cường của người võ sĩ đạo, khi một võ sĩ đạo đối mặt với nguy hiểm, anh ta không chút ngần ngại trước cái chết mà sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay tức khắc. Hoa anh đào cũng vậy, những bông hoa mỏng manh cùng nhau khoe sắc để rồi cùng nhau rụng khi vẫn đang độ tươi thắm tượng trưng cho khí phách thanh cao, bất diệt của người võ sĩ đạo. Ngoài ra, khi nở hoa anh đào thường nở thành từng chùm gợi lên tinh thần đoàn kết của người dân Nhật. Có lẽ vì vậy mà người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa và tự hào mỗi khi nhắc tới loài hoa này.

2 Lễ hội mừng năm mới (Oshougatsu)

Trước khi Tết đến, người Nhật trang trí kadomatsu (cây thông) ở cạnh cửa, là loài cây đại diện cho sức sống bất diệt, cũng như tinh thần và con người Nhật Bản. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây thông này. Ngày xưa người ta thường dựng cây thông vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28, người ta tránh dựng cây thông vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là “Hitoyokazari” được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.
Một số gia đình treo shimenawa (rơm bện với những băng giấy ngũ sắc dán xung quanh) trước cửa nhà với ý nghĩa trừ ma quỷ và chào đón những vị thần, tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ luôn hiện diện trong cuộc sống của họ. Thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.

Người Nhật còn đặt wakazari (dây thừng quấn thành vòng tròn nhỏ và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo) trong bếp với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm; ngoài ra, wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm mới.

3 Lễ hội đèn lồng (Obon)

Obon là một lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật Bản được tổ chức vào mùa xuân hoặc thu hàng năm với ý nghĩa chính là để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo, báo hiếu công ơn sinh thành, giáo dục của cha mẹ và tổ tiên.Lễ hội đèn lồng Obon còn là dịp để thăm viếng phần mộ của tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất… Các loại đèn lồng xuất hiện ở lễ hội cũng rất đa dạng: đèn lồng thả nổi, đèn lồng cầm tay, đèn lồng treo, đèn trời, đèn lồng đá…

Lễ hội đèn lồng Obon truyền thống của Nhật Bản

Nghi thức cử hành lễ Obon được thực hiện theo lời Đức Phật Thích Ca đã dạy trong kinh Vu-lan-bồn, diễn tả sự tích ngài Mục Kiền Liên, một vị Đại đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật, cứu mẹ mình thoát khỏi cảnh khổ của kiếp ngạ quỷ đói khát nhờ vào pháp Vu-lan-bồn.

4 Lễ hội cầu sức khỏe và bình an (Gion)

Ngày hội cá chép hay còn gọi là ngày lễ Đoan Ngọ. Ngày lễ này không chỉ được tổ chức Trung Quốc mà còn tổ chức ở Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Nhật Bản ngày tết lễ Đoan Ngọ lại là ngày hội của cá chép. Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.
Lúc mới sinh, các bé trai được ông bà mua tặng koi-nobori (hình cá chép bằng vải) và búp bê võ sĩ. Ở Trung Quốc, và nhất là ở Nhật Bản, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường, bởi vì nó dám bơi ngược dòng sông và, như người ta nói, vượt ngược cả thác ghềnh. Tượng trưng cho tính nam nhi, nó là biểu hiệu của những em bé trai.

5 Lễ hội Cá Chép

Chắc chắn những fan của bộ truyện tranh Doraemon không còn xa lạ gì với lễ hội Cá Chép (Koinobori) hay còn gọi là Ngày Thiếu Nhi dành cho các bé trai tại Nhật Bản. Có nguồn gốc lâu đời từ thời Edo xa xưa, vào ngày mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) hàng năm, mỗi nhà có bé trai tại Nhật Bản đều treo đứng trên sào hình ảnh những chú cá chép Koi đầy màu sắc, tượng trưng của hình ảnh “Cá vượt vũ môn” để cầu mong các bé trai mau trưởng thành khỏe mạnh và thành công trên đường đời.

6 Lễ Hội Búp Bê (Hina Matsuri)

Lễ hội Búp Bê Nhật Bản (Hina Matsuri) chính là lễ hội dành cho các bé gái được tổ chức vào ngày 3-3 hàng năm – thời điểm hoa anh đào nở rộ ở Nhật, có nguồn gốc từ truyền thống chơi búp bê của các bé gái vào thời kỳ Heian (794-1185).. Mỗi bộ sưu tập búp bê Hina đầy đủ phải bao gồm 15 búp bê mặc trang phục truyền thống làm từ chất liệu tơ tằm và được trang trí trong kệ Hina-ningyo, sau đó đặt tại nơi trang trọng trong nhà như là bảo vật hộ mệnh cho các bé gái. Trong dịp này, các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà chơi và tổ chức tiệc thưởng thức các món ăn truyền thống như: Bánh gạo hishimochi, xôi đỗ sekihan, uống rượu ngọt shirosake, các loại bánh kẹo,…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN