Top 5 sân vận động có sức chữa cao nhất ở Châu Á

0
1883
Vật Phẩm Phong Thủy

Dưới đây là danh sách các sân vận động thể thao chưa đầy đủ ở châu Á. Họ được sắp xếp theo sức chứa của họ, đó là số lượng khán giả tối đa mà sân vận động có thể chấp nhận được, do đó loại trừ các phòng nghỉ tạm thời.

1.Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado
Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado là sân vận động lớn nhất trên thế giới] hiện nay với sức chứa khoảng 150 ngàn chỗ ngồi, tọa lạc tại thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Tên gọi sân vận động lấy từ tên hòn đảo Rungrado trên sông Taedong. Sân vận động này hoàn thành xây dựng vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.


2.Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil
Sân vận động quốc gia Bukit Jalil (tiếng Malay: Stadium Nasional Bukit Jalil) nằm ở Bukit Jalil, trong khu liên hợp thể thao quốc gia của Malaysia tại miền nam Kuala Lumpur. Sân vận động quốc gia Bukit Jalil có sức chức 110.000 chỗ ngồi. Đây là sân vận động đa chức năng, xây dựng năm 1998 để tổ chức Đại hội thể thao Thịnh vượng chung năm 1998. Sân vận động này được xây dựng bởi United Engineers Malaysia BHD và hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch.

Đây là sân nhà của Malaysia.


3.Sân vận động Shah Alam
Sân vận động Shah Alam (tiếng Mã Lai: Stadium Shah Alam) là sân vận động đa chức năng nằm ở Shah Alam, Selangor, Malaysia. Nó được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá nhưng cũng có cơ sở cho vận động viên. Sân vận động là ngôi nhà cũ của Selangor FA và ngôi nhà hiện tại của PKNS FC, và có sức chứa 80.372 chỗ ngồi.

4.Sân vận động Bung Karno
Sân vận động Gelora Bung Karno (cũng được biết dưới tên sân vận động Istora hay sân vận động Gelora Senayan) là sân vận động đa chức năng tại Gelora, Tanah Abang, trung tâm Jakarta, Indonesia. Sân vận động này được xem là một trong 10 sân vận động lớn nhất thế giới, tương đương với sân Cricket Melbourne ở Úc. Sân này được xây dựng năm 1960 và hoàn thành vào năm 1962. Trước đây, sân vận động này có sức chứa tới 100.800 người tuy nhiên hiện nay đã bị rút xuống còn 88.000. Trước đây sân vận động này có tên là Sukarno, vị tổng thống đầu tiên của Indonesia. Sân vận động đã được sửa chữa để tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007, trong đó có trận chung kết. Sân vận động này thường sử dụng cho các trận đấu bóng đá, thường là các giải đấu trong nước và một vài giải đấu quốc==Tham khảo==


5.Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh (北京国家体育场, Hán Việt: Bắc Kinh quốc gia thể dục trường), cũng gọi là “Tổ chim” (Điểu sào vì hình dạng kiến trúc của nó) là một sân vận động ở Bắc Kinh và hoàn thành tháng 3 năm 2008. Đây là sân vận động thi đấu chính của Thế vận hội mùa Hè 2008 và sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội này. Năm 2002, chính phủ Trung Quốc đã mời các công ty khắp thế giới thi tuyển kiến trúc. Kết quả là các kiến trúc sư đoạt Giải Pritzker Herzog & de Meuron hợp tác với ArupSport and China Architecture Design & Research Group đã được chọn làm tư vấn thiết kế kiến trúc cho công trình này. Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị, là tư vấn nghệ thuật cho thiết kế công trình này.[1] Sân vận động này có sức chứa 100.000 khán giả trong thời gian diễn ra Thế vận hội nhưng sẽ sức chứa sẽ được giảm xuống còn 80.000 chỗ sau kỳ Thế vận hội này. Sân dài 330 mét và rộng 220 mét, cao 69,2 m. Sân có tổng diện tích sàn 250.000 m², được xây bằng 36 km thép (đã kéo thẳng) với tổng trọng lượng 45.000 tấn. Chi phí xây sân là 3,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 423 triệu USD). Lễ động thổ được tiến hành tháng 12 năm 2003 và tháng 3 năm 2004 khởi công xây dựng nhưng tháng 8 năm 2004 bị dừng lại do chi phí xây dựng bị tăng lên. Trong thiết kế mới, mái sân đã được bỏ đi. Các chuyên gia cho rằng việc loại bỏ mái khiến sân an toàn hơn và giảm chi phí xây dựng. Năm 2005, sân đã được tiếp tục xây.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN