Cuối cùng thì bạn cũng đã giành được cuộc hẹn phỏng vấn ở công ty yêu thích. Nhưng giờ đây lòng bạn đầy xáo động, tim đập thình thịch, lòng bàn tay ướt đẫm và đầu óc căng cứng như thể ai hỏi mình tên gì bạn cũng quên mất chứ đừng nói đến bất cứ chi tiết nào trong bản lý lịch. Bạn nhắc mình hãy thả lỏng và cố gắng hít thở, nhưng dường như mọi thứ đã đông cứng lại. Tên bạn được xướng lên. Và thế có nghĩa là cuộc phỏng vấn đã kết thúc thậm chí trước cả khi nó bắt đầu.
Tình huống trên không quá xa lạ với một số người. Trước mỗi buổi phỏng vấn, tâm trạng chúng ta thường luôn bồn chồn, lo lắng. Bên cạnh mối quan tâm rằng mình sẽ bị hỏi những gì, thể hiện sao cho tốt thì còn có nhiều nỗi lo lắng to nhỏ đáng có lẫn không đáng có nữa.
Dù đây là phản ứng tự nhiên rất thường gặp của hầu hết ứng viên nhưng hãy nhớ rằng, lo lắng chính là “kẻ huỷ diệt”! Sau tất cả, nếu bạn quá căng thẳng mà đánh rơi tự tin hay quên mất năng lực thực sự của mình, nghĩa là bạn đã tự tay đóng lại cánh cửa đến với công việc mơ ước cùng mức lương hấp dẫn. Tất cả mọi thứ nhà tuyển dụng cần nhìn thấy ở bạn chỉ là một vẻ ngoài chuyên nghiệp và mạnh mẽ kể cho họ biết bạn là ai, có thể đóng góp điều gì vào cho mục tiêu chung của tổ chức.
1 Bạn nên chuẩn bị đường đi nước bước
– Một hay hai ngày trước khi phỏng vấn, các bạn hãy tìm hiểu về nơi mình sẽ đến và dự kiến đường đi cũng như khoảng thời gian di chuyển. Nếu tự chạy xe và hãy xác định trước bãi giữ xe và chính xác tên người liên hệ cũng như tầng lầu và số phòng ( nếu có) của tòa nhà của mình khi đến phỏng vấn.
– Việc ứng viên nhận ra những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn đã nằm trong dự kiến và tầm kiểm soát của mình sẽ giúp cho các bạn duy trì sự điềm tĩnh khi tìm việc làm.
2 Thúc đẩy tâm trạng khi đi phỏng vấn
Bạn hãy thử xem vài đoạn clip hài hay nghe những bài hát hay mà mình yêu thích để có nhiều cảm xúc tươi vui và hào hứng hơn. Chính một tiếng cười sảng khoái có thể bạn xua đi những nổi lo lắng và sợ hãu đồng thời giảm bớt căng thẳng.
3 Tìm hiểu kỹ về công ty và tập trả lời những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu về công ty đó, quá trình phỏng vấn theo trình tự nào, đồng thời xác định dạng câu hỏi mà công ty bạn ứng tuyển có thể đưa ra trong khi phỏng vấn. Sau đó, hãy tập trả lời những câu hỏi đó và cả những câu hỏi không thể quen thuộc hơn như “Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn” hay “Bạn hãy kể về một lần …”. Nên nhớ rằng chỉ luyện tập, chuẩn bị chứ không học thuộc lòng khi tìm việc làm tphcm.
4 Chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất
Người ta thường nói, phòng thủ là thế tấn công hiệu quả nhất. Khi bạn biết trước mình sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý một tình huống vụng về như thế nào trong khi phỏng vấn, bạn sẽ biết cách chế ngự áp lực và giữ bình tĩnh tốt nhất.
5 Ngừng tưởng tượng điều bạn sắp nói
Một lỗi cơ bản mà nhiều người mắc phải chính là họ chỉ chăm chăm vào điều mình sắp nói sao cho thật thú vị mà không hề để ý tới người đối diện đang chia sẻ điều gì với họ. Cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng sẽ mang lại kết quả nếu bạn không để tâm hồn của mình treo lơ lửng với những suy nghĩ của riêng mình khi tìm việc làm thêm.
6 Biến nỗi lo thành động lực hưng phấn
Các nhà khoa học tại Harvard khuyến khích bạn nên vui vẻ điều chỉnh trạng thái của mình. Thay vì cố tỏ ra bình tĩnh, bởi lo lắng và hào hứng đều là những biểu hiện của trạng thái hưng phấn tâm lý.
Nhiều người cảm thấy hưng phấn hơn khi thuyết trình trước đám đông là nhờ vào tâm lý sợ đám đông đã khiến cho bài nói của họ có sức thuyết phục hơn.
7 Tiếp “nhiên liệu”
Dù là sáo ngữ nhưng vẫn đúng: Hãy thưởng thức một bữa điểm tâm ngon lành đầy đủ chất để khởi động não bộ và nâng cao sự tập trung lẫn năng suất trong suốt buổi sáng. Bổ sung các thực phẩm tốt cho não như bột yến mạch hoặc trái cây trong bữa sáng và bạn sẽ thấy tình trạng tinh thần mình phấn chấn hơn khi chuẩn bị đối diện với những khoảng khắc quan trọng.