Khi đã bước vào cuộc phỏng vấn có nghĩa bạn đã tiến rất gần đến công việc mà mình mong muốn, đây là cơ hội tốt để bạn có thể tạo ấn tượng. Mình sẽ chia sẻ tới các bạn 8 số bí quyết rất tốt để giúp bạn có được sự tự tin vững vàng trước khi bắt đầu.
1. Trang phục gọn gàng, chuyên nghiệp
Bạn cần chuẩn bị cho mình vẻ ngoài chỉn chu, gọn gàng và chuyên nghiệp, vừa thể hiện được sự nghiêm túc của bạn với công việc vừa thể hiện được sự tôn trọng với nhà tuyển dụng.
Thông thường bạn có thể mặc trang phục công sở, đây là lựa chọn được đa số các bạn ưu tiên, tuy nhiên cũng tùy theo đặc thù công việc mà bạn ứng tuyển sẽ có những cách lựa đồ khác nhau, miễn sao gọn gàng sạch sẽ là được.
2. Chuẩn bị chu đáo trước cuộc phỏng vấn
Cần thu thập những thông tin về công ty, tổ chức mà bạn định ứng tuyển, những đặc điểm chính và quá trình hoạt động, cũng như kế hoạch trong thời gian tới của công ty, đồng thời bạn cũng cần nắm rõ về công việc mà bạn ứng tuyển là gì. Chắc chắn bạn sẽ được hỏi những câu như: Ảnh (chị) biết gì về công ty? Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở đây? Cho nên các bạn cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, có thể hỏi qua bạn bè đang làm việc ở đó hoặc tìm qua các trang web, google,… Sau đó có thể tự luyện tập để trở nên tự tin hơn.
3. Luyện tập ngôn ngữ, cử chỉ
Bạn cần thể hiện được sự tự tin thông qua những cử chỉ trực tiếp như đứng thẳng, những cái bắt tay chắc chắn, giao tiếp bằng cả ánh mắt. Làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được phong thái chững chạc, đây sẽ làm điểm cộng đầu tiên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Đồng thời ăn nói rõ ràng, rành mạch, không ấp úng, trả lời lễ phép đàng hoàng, đừng quên mới đầu khi vào phải chào hỏi, đây là điều hết sức đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất lớn đấy nhé.
4. Nói đúng và đủ
Bạn cần xác định được nội dung câu hỏi là gì, sau đó đi thẳng vào nội dung để trình bày, tránh lan man, vòng vo. Vì mỗi ngày có thể nhà tuyển dụng phỏng vấn hàng trăm, thậm chí vài trăm người khác nhau, cho nên thời gian với họ rất quan trọng. Hơn nữa tâm lý của họ khi phỏng vấn lâu cũng khá mệt, rất dễ nổi bực nếu như bạn trả lời không đúng yêu cầu, cho nên bạn hãy chuẩn bị kỹ càng ngắn gọn, đủ ý và tránh lạc đề.
5. Tỏ ra tích cực
Ông Debra Wheatman chủ của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn đã nói rằng : “Hãy giới thiệu mình là một ứng cử viên luôn tích cực và chủ động”. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự khao khát của mình, hãy xác định nhu cầu của công ty, tổ chức và làm nổi bật những gì mà bạn có thể mang tới. Hãy cho họ biết lý do vì sao bạn muốn tới làm việc ở đây và tại sao bạn lại chọn công việc như vậy. Hãy theo sát các chủ đề này và tránh trình bày những thứ không cần thiết.
6. “Phỏng vấn” lại nhà tuyển dụng
Sau khi các nhà tuyển dụng trình bày xong thông thường sẽ hỏi bạn một câu “Bạn có điều gì thắc mắc cần hỏi không” Thì lúc này đừng bao giờ bạn trả lời là không nhé. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn ghi điểm đấy, hãy mạnh dạn “phỏng vấn” lại nhà tuyển dụng các vấn đề liên quan như văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc,… Qua đó cũng sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp với khả năng của mình.
7. Làm nổi bật những điểm hấp dẫn của bạn
Chắc chắn ai cũng có những điểm hấp dẫn riêng của mình, điều quan trọng là bạn cần làm nổi bật điều đó để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Các yếu tố này bao gồm có sự tự tin, thế mạnh, biết bày tỏ thái độ hợp lý, điều chỉnh cảm xúc, biết tạo ấn tượng ban đầu,… Thông qua việc giới thiệu và trình bày hãy cố gắng làm nổi bật những điểm mạnh của bạn sẽ là yếu tố tác động khá lớn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
8. Cảm ơn người phỏng vấn
Cuối mỗi cuộc phỏng vấn bạn đừng quên gửi lời cảm ơn tới những người tuyển dụng vì đã dành thời gian cũng như tạo điều kiện để cho bạn có cơ hội được tham gia cuộc phỏng vấn này. Hãy bày tỏ lòng biết ơn đến họ nhé, một hành động nhỏ nhưng sẽ tạo được ấn tượng khá lớn đấy.