Một trong những thách thức với các nhà lãnh đạo khi diễn thuyết chính là trả lời câu hỏi của người nghe. Tuy nhiên một nhà diễn thuyết xuất sắc sẽ biết cách làm chủ tình hình, biến những câu hỏi khó thành cơ hội khẳng định thêm những điều mình muốn nói.
1 Nói lên suy nghĩ của mình
Hãy nhớ rằng đa số nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi mẹo không phải để nghe bạn trả lời chính xác ngay lập tức mà để hiểu rõ hơn bạn nghĩ ra sao về vấn đề. Do đó, sau khi bạn dành 1 phút để tập trung suy nghĩ, hãy cố gắng giải thích ngắn gọn cách bạn tư duy để đưa ra câu trả lời.
Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi: “Hãy cho tôi biết quá trình anh/chị biên tập những bài viết dài” và bạn thực sự chưa có kinh nghiệm đó, một cách tiếp cận tốt là tưởng tượng bạn đang chỉnh sửa một bài viết và chia sẻ các bước đó. Thêm các trạng từ như “thứ nhất”, “thứ hai”, “sau đó” và “cuối cùng” để tạo cấu trúc cho câu trả lời của bạn. Bạn cũng có thể kết thúc câu trả lời bằng “Quá trình này khác nhau phụ thuộc vào từng tình huống”. Điều này chứng tỏ bạn là người linh hoạt thậm chí nếu câu trả lời của bạn không phải là điều nhà tuyển dụng mong muốn.
2 Trả lời theo hướng hài hước
Theo ý kiến của nhiều top manager và chuyên viên tuyển dụng thì những câu hỏi mang tính chất gây căng thẳng , khó chịu thường được dùng để nhận diện những yếu điểm cũng như những “vết đen” trong bản CV của ứng viên. Khi nhận được những câu hỏi kiểu này, hãy sử dụng một chút văn vẻ hay giọng điệu hài hước để gây ấn tượng với người tuyển dụng. Bằng cách thể hiện một cách hài hước, bạn sẽ tránh khói những tình huống khó xử.
3 Nếu như bạn chưa hiểu rõ, hãy đề nghị người đưa ra câu hỏi hỏi lại một lần nữa
Đôi khi người nghe nêu ra những câu hỏi rất mơ hồ, vì thế người diễn thuyết nên hỏi lại cho rõ chứ đừng hỏi lại bằng những câu như “ý của bạn có phải là… hay không”, hoặc “ý của bạn là…” Những câu nói kiểu như vậy chỉ khiến bạn bị động hơn mà thôi, người nghe cũng sẽ vì thế mà trở nên không thể kiên nhẫn, cho nên đừng bao giờ trao đổi thương lượng với người đặt ra câu hỏi cho bạn. Nếu như bạn không hiểu câu hỏi mà người nghe đưa ra thì hãy đề nghị họ hỏi lại một lần nữa.
Không ổn nhất đó là bạn vẫn không hiểu câu hỏi đã được đưa ra, vậy thì hãy đề nghị người hỏi đưa ra một ví dụ về câu hỏi mà họ đưa ra. Thông thường, người đặt ra câu hỏi sẽ đưa ra cho bạn một ví dụ tương tự, giúp bạn hiểu được nội dung trọng tâm trong câu hỏi mà họ đang quan tâm khi bạn phỏng vấn tìm việc làm.
4 Khéo léo trả lời bằng cách liệt kê
Phương pháp này thường được dùng trong khi có tới ba bốn câu hỏi được đưa ra một lúc, hơn nữa chúng nằm trong những tình huống khác nhau. Những người diễn thuyết bình thường có thể sẽ vì muốn thể hiện kiến thức rộng lớn mà tiếp nhận vấn đề một cách truyền thống, họ sẽ nói: “Tôi sẽ trả lời câu hỏi thứ ba trước, rồi sẽ trả lời câu hỏi thứ nhất và cuối cùng sẽ trả lời câu hỏi thứ hai.”
Nói như vậy sẽ khiến cho người nghe cảm thấy không thoải mái chút nào, đồng thời nếu như người diễn thuyết nhất thời quên đi một trong số những câu hỏi đó là gì, hoặc đảo loạn trật tự câu trả lời thì anh ta sẽ hết sức thảm hại.
Thực ra, để đối phó với tình huống như vậy có một kỹ năng rất đơn giản. Bạn có thể nói với người đưa ra câu hỏi như thế này: “Tôi đã hiểu câu hỏi của bạn, nhưng hi vọng bạn có thể hỏi từng câu một thôi.” Lúc đó người nghe có thể sẽ không nhớ rõ tất cả những câu hỏi mà anh ta đã hỏi và chỉ chọn ra câu hỏi mà anh ta cho là quan trọng. Sau khi trả lời xong câu hỏi, bạn có thể lập tức chuyển hướng chú ý tới những người khác.
5 Nắm chắc bản chất của vấn đề
Đây là kỹ năng thường dùng nhất khi trả lời câu hỏi. Có một số người đưa ra câu hỏi sẽ hỏi bạn một đống câu hỏi dường như không liên quan, đáp án của những câu hỏi này có thể chỉ là một chữ. Nhưng về bản chất, người đưa ra câu hỏi muốn dùng một tràng câu hỏi như vậy để bạn dẫn đến kết luận của anh ta. Nếu như gặp phải tình huống như vậy thì thông thường có thể giải quyết bằng hai phương pháp sau:
Nếu như bạn không biết người đưa ra câu hỏi đang đưa bạn đến chỗ nào thì hãy trực tiếp hỏi anh ta. Bạn có thể nói như thế này: “Thông qua hàng loạt câu hỏi như vậy, rốt cuộc bạn muốn hỏi cái gì, tôi cho rằng để tiết kiệm thời gian quý báu của nhiều người nghe ở đây, mong bạn hãy trực tiếp nói cho tôi biết câu hỏi mà bạn muốn hỏi.” Như vậy có thể khiến cho người đưa ra câu hỏi dừng lại trước khi đưa ra câu hỏi khó, khiến cho anh ta “đứt gánh giữa đường.”
Nếu như bạn biết bản chất của vấn đề mà người đưa ra câu hỏi đặt ra, bạn có thể nhấn mạnh bằng ngữ khí khẳng định: “Tôi cho rằng cái mà bạn muốn hỏi đó là…” Như vậy, bạn sẽ có thể đơn giản hóa vấn đề bằng cách dùng ngôn ngữ của mình và trả lời câu hỏi bằng phương thức của riêng mình.
6 Sử dụng câu hỏi để thể hiện lợi thế của bạn
Khi nhận được một câu hỏi khiếm nhã hoặc bất lịch sự, bạn có thể sử dụng nó để giới thiệu để thể hiện một số khả năng và phẩm chất tốt đẹp của bạn. John Paul Engel gọi trả lời này là cách mà một chính trị gia thuyết trình. Ví dụ, nếu hỏi về một vết sẹo trên cơ thể, người sáng lập của tập đoàn tư vấn quản lý Knowledge Capital Consulting sẽ trả lời như sau “Tôi có vết sẹo này khi làm việc cho một nông trại gia đình. Khi lớn lên, tôi đã học được tầm quan trọng của việc lao động sản xuất và sự chăm chỉ sẽ đem lại những thành công to lớn khi tìm việc làm tphcm.
Một bí quyết nhỏ bật mí cho bạn đó là những đặc điểm tốt như tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và chăm chỉ có thể phù hợp với hầu hết các câu hỏi kiểu như vậy.