Top 5 kinh nghiệm đi thực tập cho sinh viên ngành công nghệ thông tin

0
3084
Vật Phẩm Phong Thủy

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm hiện nay còn rất thiếu kinh nghiệm và yếu về kiến thức chuyên môn.. Đặc biệt, đối với các sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% số lượng sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại. Đồng thời, các doanh nghiệp, công ty phần mềm trong nước cũng đang chật vật tìm kiếm nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao.

Chỉ tuyển người có kinh nghiệm thực tế gần như đã trở thành công thức cứng nhắc của nhiều nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên. Sinh viên ra trường thường khó bước qua cửa ải này, thực tập ngay từ những năm đầu đại học nên được ghi vào sổ tay những việc cần làm của sinh viên mới.

Hãy biến mỗi chuyến thực tập của mình thành một kinh nghiệm thực sự giúp bạn vững vàng trong cuộc phỏng vấn tuyển việc ngay sau khi bạn ra trường. Những lời khuyên dưới đây có lẽ phần nào sẽ giúp được các bạn bước vào cuộc phỏng vấn thử việc một cách tự tin.

1 Tìm hiểu kỹ công ty mình sắp làm việc.
Mỗi ngày bạn sẽ ở với những người đồng nghiệp (mà nếu may mắn sẽ trở thành những người bạn mới) từ 8 đến 10 tiếng/ngày. Làm sao có thể dành 1/3 thời gian trong ngày với những người bạn không quen biết. Web site, facebook fan page, tài khoản Link In của công ty, FB của chủ đầu tư hay những yếu nhân hay thậm chí là những nhân viên bình thường trong đó, cựu thực tập sinh sẽ là những nguồn thông tin quan trọng với bạn. Những trong những câu hỏi thường gặp là: em biết gì về công ty chúng tôi? Đâu là đối thủ cạnh tranh của công ty? Đâu là những đối tác của công ty? Chúng tôi làm được gì nổi trội trong thời gian qua?

2 Có lương hay không có lương
Gia nhập một doanh nghiệp giống như bạn đang nhảy lên một chuyến tàu cao tốc đang chạy. Đoàn tàu sẽ không dừng lại hay điều chỉnh tốc độ vì bạn. Bạn mới là người cần thay đổi. Có thêm 1 người thực tập có nghĩa là những người có kinh nghiệm, đang làm việc vừa phải hoàn thành công việc của họ, vừa phải dành thời gian hướng dẫn cho bạn. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ công việc của họ. Trong thời gian bạn thực tập, nếu xảy ra điều gì, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng về thu nhập, doanh số, uy tín. Như vậy doanh nghiệp có thêm những mối bận tâm mới và nguy cơ mới do bạn “gây ra” nó có thể tương đương hoặc nhỏ hơn lợi ích mà bạn mang lại. Các công ty đều có hỗ trợ tiền điện thoại hoặc ăn trưa cho thực tập sinh, hãy nghĩ đến những lợi ích không đo đếm được của công việc thực tập để thấy rằng, thực ra bạn đang để dành lương chưa lấy trong tương lai khi đi thực tập.

3 Tác phong chuyên nghiệp
Thực hiện công việc đúng chất lượng, đúng khối lượng, đúng thời hạn. Hãy tìm mọi cách để hoàn thành công việc được giao như thể mình là nhân viên chính thức của công ty, tìm hiểu mọi khía cạnh của công việc ấy, chỉ nói “không thể”, “không có”, “không tìm thấy” chỉ khi đã tìm kiếm, tìm hiểu thông tin nhiều ngày trời, xuống thực địa và tìm trên internet, tìm qua người quen. Làm việc với can do attitude: không có gì là không thể. Đây chính là điều đang thiếu ở nhiều người lao động Việt Nam.

Bạn cần biết công việc được tổ chức như thế nào, cần nắm vững những kiến thức và kỹ năng của một nhân viên hỗ trợ. Trước khi trở thành một vị tướng, một binh nhì hãy học cách trở thành binh nhất. Chính vì vậy hãy nhìn thấy yếu tố tích cực trong mọi công việc được giao, rèn luyện sự nhẫn nại.

Có người từng nói: điều bạn biết chỉ là lý thuyết suông, nó trở thành kiến thức thực của bạn chỉ khi bạn trải nghiệm điều đó. Mọi cuốn sách, mọi tình huống thực hành trên lớp, offline chỉ là lý thuyết cho đến khi bạn tự nhúng mình trọng vẹn vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và làm quen nhanh nhất với tốc độ của con tàu cao tốc – Công ty bạn thực tập.

4 Thái độ làm việc
Cái nhìn đầu tiên của nhà quản lí khi bạn đi thực tập đó là ngoại hình, và ngay sau đó sẽ là thái độ làm việc. Ở đâu mà chẳng cần người tài, nên họ sẽ luôn quan sát và đánh giá bạn từng li từng tí một, nếu bạn làm tốt thì có khi sẽ được kí hợp đồng thỏa thuận ngay sau tốt nghiệp luôn đấy. Cách mà bạn chuyên cần làm việc, thể hiện sự năng động của mình và đặc biệt là luôn luôn sáng tạo sẽ là cách ghi điểm hoàn hảo. Đôi khi bạn sẽ không được làm công việc chuyên môn, mới đầu có khi phải làm những công việc vặt vãnh, hãy nhớ rằng đó cũng chính là “liều thuốc thử” dành cho bạn. Hãy thể hiện dù bất kì công việc gì đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ hoàn thành tốt nhất có thể, đó là thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc – điều rất cần của một nhân viên khi tìm việc làm.

5 Chứng minh bản thân chịu được áp lực công việc
Môi trường làm việc mới sẽ khiến bạn bị stress rất nhiều, áp lực từ công việc, đồng nghiệp, điểm đánh giá thực tập và rất nhiều vấn đề khác nữa. Đôi khi bạn bị lúng túng trước những công việc lần đầu tiên bạn làm, phải làm rất nhiều việc cùng một lúc và đôi khi còn bị “sếp” phê bình. Áp lực công việc còn lớn gấp nhiều lần so với áp lực thi cử, nhiều bạn sẽ bỏ cuộc và buông thả, tất nhiên là sẽ không có điểm đánh giá cao nhưng đó cũng là cái nhìn thiếu thiện cảm của nhà tuyển dụng. Điều đó cũng là bước đầu cho thấy bạn đã thất bại trong công việc tương lai của mình. Vượt qua áp lực bằng cách tìm niềm vui trong công việc, xác định rõ mục tiêu, thư giãn sau giờ làm và trò chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp là cách bạn giải tỏa stress hiệu quả. Áp lực công việc luôn là điều khó khăn, nhưng nếu bạn muốn có công việc sau này thì bắt buộc phải tập làm quen với điều đó khi muốn được tuyển dụng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN