Top 5 kinh nghiệm xin việc ngành nhân sự cho sinh viên mới ra trường

0
1716
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhân sự được đánh giá là một trong những bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ công ty nào. Đây là bộ phận quản lý quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty. Chính vì vậy cơ hội việc làm ngành nhân sự càng mở rộng với nhiều ứng viên. Tuy nhiên làm sao để giúp ứng tuyển thành công ngành nhân sự thì bạn không nên bỏ qua cẩm nang xin việc ngành nhân sự. Tuy nhiên làm sao để giúp ứng tuyển thành công ngành nhân sự thì bạn không nên bỏ qua cẩm nang xin việc ngành nhân sự mà TopCV cung cấp dưới đây.

1 Rèn luyện các kĩ năng, kinh nghiệm xin việc ngành nhân sự

Bạn đang lo lắng không nên làm sao để rèn luyện các kĩ năng, kinh nghiệm khi tìm việc làm ngành nhân sự thì bạn hãy đến ngay với những câu lạc bộ và kênh thông tin bổ ích như:
– Bạn có thể tham gia các lớp huấn luyện giúp rèn luyện các kĩ năng về nhân sự như: Awake your power, Nhà văn hóa Thanh Niên,…
– Tham gia các câu lạc bộ nhân sự tại trường hoặc tham gia các tổ chức phi chính phủ YEA Vietnam, VYMUN, AIESEC…
– Bên cạnh đó một số website về ngành nhân sự mà bạn nên theo dõi thường xuyên như: mangvieclam.com
– Tiếp đến tại sao bạn không xin việc ngành nhân sự tại các vị trí tập sự của một số công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ để tích lũy thêm kinh nghiệm.

2 Cách viết CV xin việc chuyên viên tuyển dụng nhân sự
Cũng giống như các ngành nghề khác, một bản CV ấn tượng đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại khi xin việc của bạn. Xem qua mẫu ở trên bạn có nhận ra điểm khác biệt của CV xin việc chuyên viên tuyển dụng nhân sự so với các vị trí khác không? Đó chính là sự nhấn mạnh vào kinh nghiệm lẫn khả năng thấu hiểu, nắm bắt tính cách con người đó.

3 Kỹ năng mềm cần có
Giao tiếp nhiều, tôi nhận ra 1 điều rằng, các bạn sinh viên cứ một mực nghĩ rằng đi học một cái gì đó tức là họ có kỹ năng đấy. Ví dụ đi học một lớp giao tiếp tức là họ có kỹ năng giao tiếp. Tôi thì không cho rằng như vậy. Bạn đi học một lớp kỹ năng giao tiếp tức là bạn có kiến thức về kỹ năng giao tiếp. Còn việc bạn có kỹ năng hay không nó dựa trên trải nghiệm bạn có.

Vì thế hãy thận trọng những gì bạn viết về kỹ năng. Bạn viết là có kỹ năng word mà cái CV của bạn lung tung, căn hàng không đúng, chữ lúc thì Font vntime, lúc thì là tahoma. Vậy thì bạn có kỹ năng gì ? Chả có gì cả. Vậy nên kỹ năng của bạn phải là những thứ bạn thấy tốt và tự hào, là những kỹ năng đặc biệt của bản thân mình, như khả năng lắng nghe, tập trung tốt, kỹ năng giao tiếp…

Khi bạn viết về kỹ năng nên để ý yêu cầu tuyển dụng, công việc nào cần kỹ năng đó. Bạn chỉ nên viết những kỹ năng phù hợp với công việc thôi nhé.

4 Trang phục chuyên nghiệp
Vẻ ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho cho tuyển dụng khi tuyển nhân viên và sự nghiêm túc với công việc ứng tuyển. Trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Trang trọng nhất bạn có thể mặc vest. Ngoài ra, nếu vị trí bạn ứng tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, bạn có thể chọn trang phục ít trang trọng hơn.

5 Kinh nghiệm đi phỏng vấn
Đừng bao giờ trả lời “không” khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” vào cuối buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm đến công việc và công ty. Đặt câu hỏi cũng giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp giữa khả năng của bạn và vị trí đó. Lắng nghe kỹ những gì nhà tuyển dụng nói sẽ giúp bạn đặt câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi về văn hóa công ty, cơ hội học hỏi, phát triển… sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN