Từ lâu, Tiền Giang đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Tiền Giang dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Cù lao Thới Sơn
Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Đặc biệt cu khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa… đặc trưng của người Nam Bộ.
Quang cảnh xanh tươi của khu du lịch, sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào của phố phường. Miền Tây sông nước sẽ cho bạn có ngay một cảm giác thật yên bình, trong một không gian thoáng đãng bởi nét đặc trưng, với hình ảnh của sông nước trong veo, những hàng cây xanh ngát.. Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào.
2. Chợ nổi Cái Bè
Những câu đố thú vị chỉ xuất hiện ở các khu chợ nổi miền Tây sông nước. Hình ảnh các con thuyền chở đầy ắp hàng hóa đầy sắc màu len lỏi trên con sông miền Tây đã kéo du khách đến với chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang, khu chợ trên sông tấp nập bậc nhất cả nước.
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại các vùng có tuyến giao thông chính là sông nước, nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Cụ thể hơn, chợ nổi thường xuất hiện tại các khúc sông tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Bởi nếu sâu quá sẽ gây khó khăn cho việc neo thuyền.
3. Trại rắn Đồng Tâm
Trại rắn Đồng Tâm là tên gọi quen thuộc mà người dân vẫn hay gọi, còn tên chính thức là Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, thuộc ấp Bình Đức, xã Tân Thuận, huyện Châu Thành,Tiền Giang
Bạn chỉ việc mua vé vào trung tâm người lớn là 25.000 đồng/vé và trẻ em 15.000 đồng/vé là có thể bước vào một thế giới hoàn toàn khác, thế giới của rắn. Đầu tiên đến phòng chiếu phim để được nghe giới thiệu về trung tâm nuôi rắn đặc biệt này. Trại rắn Đồng Tâm được thành lập vào năm 1979 theo sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được. Là một người có kiến thức sâu rộng, am tường và say mê các loài rắn, Trung tá Được muốn xây dựng một trại rắn đa dạng để lấy huyết thanh kháng nọc rắn và góp phần vào việc xuất khẩu nọc rắn.
Trong không gian rộng khoảng 30ha xanh mát của những cây cổ thụ cao vút là một khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Đến đây bạn như lạc vào “mê cung rùng rợn” nhưng đầy hấp dẫn, một thế giới chỉ có rắn và rắn.
4. Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu nằm trong địa phận tỉnh Vĩnh Long. Cầu bắc qua sông Tiền và nối liền hai tỉnh là Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 125km về hướng Tây Nam. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu quan trọng trong trục quốc lộ 1A về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là cây cầu văng dây đầu tiên của nước ta.
cau-my-thuan-12
Trước khi cầu được khánh thành, từ những năm 1935, người dân hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang phải qua lại bằng phà. Đi lại mất rất nhiều thời gian và không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân nơi đây. Ngoài ra, những giờ cao điểm thì dễ xảy ra tình trạng ùn tắt giao thông.
5. Làng nghề truyền thống
Tiền Giang có nhiều làng nghề truyền thống là những điểm tham quan hấp dẫn dành cho khách du lịch như làng nghề làm mắm chà và làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Gò Công…
6. Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng thuộc địa phận xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho. Chùa được xây dựng ở thế kỷ XIX do ông bà Bùi Công Đạt đã góp công xây dựng. Về sau, hòa thượng Huệ Đăng làm trụ trì đã cho xây thêm ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng.
Đây là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất của Tiền Giang, kiến trúc chùa là sự pha trộn giữa kiến trúc Á Đông huyền bí cùng phương Tây hiện đại. Toàn bộ kiến trúc của chùa bao gồm 4 lớp với 2 sân cảnh, có 178 cột, xung quanh chùa có nhiều mồ tháp được mô phỏng theo kiến trúc Angkor. Trong điện Phật có đến 60 tượng Phật được làm bằng gỗ quý, trong đó đặc biệt hơn cả là bức tượng thập bát La Hán được tạc vào năm 1907 được xem là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.