Cha mẹ luôn khuyến khích con cái mình hãy học thật giỏi để ra trường kiếm được công việc ổn định. Họ không nhận ra một sự thật hiển nhiên rằng: một tấm bằng giỏi không hề đảm bảo cho một sự nghiệp thành công hay một cuộc đời hạnh phúc. Rất nhiều sinh viên ra trường phải đối mặt và gục ngã trước những khó khăn và thử thách trong sự nghiệp bất kể tấm bằng giỏi họ có trong tay.
Cùng lúc đó, những sinh viên được cộp mác “sinh viên cá biệt”, thường xuyên thu lượm điểm C, D trong trường, khi ra đời lại thể hiện khả năng thích ứng đáng kinh ngạc, vượt xa những người bạn chăm học. Vậy tại sao rất nhiều người học giỏi phải chịu cảnh thất nghiệp, thậm chí phải làm thuê cho những người sinh viên cá biệt sau này? Chúng ta hãy cùng nhìn vào những nguyên nhân đằng sau thực tế này.
1 Người học giỏi thường có ít trải nghiệm công việc
Người học giỏi thường chỉ tập trung vào việc học để đạt được thành tích học tập tốt trên trường. Khi ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ học và không dành quá nhiều sự chú trọng cho việc đi làm các công việc part – time. Đây là nguyên do khiến họ bị bỡ ngỡ và cảm thấy khó khăn để kiếm được một việc làm sau khi ra trường.
Ngược lại, một sinh viên cá biệt không phải bận tâm tìm việc làm sau khi đã tốt nghiệp, bởi họ đã bắt đầu làm việc từ rất sớm và tích góp được những kĩ năng nền tảng quan trọng. Làm việc sớm hơn bạn đồng trang lứa vài năm là một kho báu vô giá, giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của họ sau này.
Tiếp xúc với môi trường làm việc sớm cũng giúp những người này nhận ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình, từ đó nhanh chóng xác định được mục tiêu, công việc phù hợp với bản thân.
2 Học sinh kém, học sinh cá biệt thường mặt dày
Làm kinh doanh, mở doanh nghiệp đều cần bạn phải mặt dày. Đôi khi chỉ vì lợi nhuận, bất kể nhiều hay ít bạn cũng phải trơ mặt bám lấy khách hàng. Học sinh kém, học sinh cá biệt từ bé họ bị phê bình quen rồi nên họ trơ mặt. Còn những học sinh thành tích tốt , ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.
3 Họ dám thử thách
Sinh viên điểm C không bám mình vào hệ thống giáo dục, họ cũng không nhất thiết tuân thủ quy định của công ty sau khi bước vào trường đời. Họ biết rằng trường lớp không phải là nơi duy nhất để học hỏi và tích luỹ kiến thức khi tìm việc làm tphcm.
Họ không sợ phải thử thách bản thân với những điều mới lạ. Đó là lý do vì sao các sinh viên điểm C thường là những người làm chủ, mở doanh nghiệp, thay vì đi làm thuê và nghe lệnh sếp như những sinh viên giỏi khác.
4 Người học giỏi thường chỉ giỏi học, không giỏi thiết lập nên những mối quan hệ hữu ích
Người học giỏi thường rất chăm chỉ học bài, chăm chỉ lên lớp. Việc làm này giúp họ thu lượm được nhiều kiến thức chuyên ngành, tuy nhiên lại hạn chế họ trong việc mở rộng các mối quan hệ. Chúng ta đều biết rằng mạng lưới quan hệ đem lại vô vàn lợi ích. Những sinh viên cá biệt thường không để bản thân bị gò bó trong giảng đường. Họ dành thời gian để thiết lập nên mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn, tìm được cho mình nhiều người bạn chất lượng. Họ biết cách để kết thân với người khác hơn những người sinh viên chỉ chăm chú cho việc học, từ đó nhanh nhạy thông tin hơn những người bạn siêng năng, cần cù.
5 Người học giỏi thường chỉ trông cậy vào bản thân, không biết cách tận dụng các mối quan hệ
Những sinh viên học giỏi, luôn đạt điểm cao trong mỗi kì thi thường là những người siêng năng, cần cù, chăm chỉ, không dựa dẫm vào người khác. Ngược lại, sinh viên cá biệt luôn có những phương thức của riêng họ trong việc sử dụng kiến thức của người khác để vượt qua kì thi. Họ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng người, từ đó tập hợp thành một tập thể đoàn kết, có khả năng bổ trợ cho những thiếu sót của nhau. Và sau cùng, sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh cá nhân.
6 Họ không chấp nhận phục tùng
Sinh viên điểm C luôn nghĩ đến bản thân trước tiên. Họ không bao giờ đi bộ dọc con đường mà không đặt câu hỏi về sự tồn tại của những vạch kẻ đường. Thay vì để cho người khác ra lệnh, họ lựa chọn tự đặt ra lịch trình cho mình và không bao giờ đi theo con đường của người khác.
7 Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ khổ
Muốn có một sự nghiệp cho riêng mình không thể không phải chịu khổ. Học sinh kém hay cá biệt họ không tránh khỏi bị phạt, bị đòn roi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được khi tìm việc làm thêm. Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.
8 Sinh viên cá biệt có khả năng đề xuất những giải pháp đơn giản mà hiệu quả
Sinh viên cá biệt không bao giờ phức tạp hoá vấn đề. Họ tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, trực diện và đơn giản cho mọi câu hỏi đặt ra. Một ví dụ điển hình là Bill Gates, ông không bao giờ để ý đến điểm số khi thuê người làm việc cho mình mà đề cao khả năng “tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện công việc”.