Top 6 bí quyết để đối phó với sự căng thẳng trong công việc và cuộc sống

0
2106
Vật Phẩm Phong Thủy

Căng thẳng đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Với những người thường xuyên phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng có thể xảy ra bất kì lúc nào. Với những người kiểm soát tốt cảm xúc của mình, tần suất căng thẳng có thể ít hơn nhưng không có nghĩa là không bao giờ gặp.

Mặc dù không có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài như những căn bệnh về thể chất nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế cũng phải thừa nhận căng thẳng hay stress có tác động đến cơ thể và sức khỏe không khác gì một bệnh về tinh thần. Căng thẳng kéo dài chính là một trong những nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, kém minh mẫn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Không những thế, cơ thể bị căng thẳng liên tục hoặc kéo dài sẽ dẫn đến giải một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường, gây hại cho cả tim. Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì sẽ ảnh hưởng đến phổi khiến hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu.

Chúng ta vẫn biết, phần lớn nguyên nhân dẫn đến căng thẳng là do yếu tố tâm lý và các áp lực về tinh thần. Chính vì vậy, để loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống, bạn cần biết cách cân bằng tâm lý, vượt qua nỗi sợ hãi và phân loại cảm xúc của mình để có thể bình tĩnh và khỏe mạnh. Các chuyên gia tâm lý thường là những người được đào tạo có chuyên môn để giúp bệnh nhân trong các trường hợp như thế này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc không thể lần nào bị căng thẳng cũng tìm đến họ. Chính bởi lý do này mà Bright Side đã thống kê một loạt các phương pháp giúp thoát khỏi sự căng thẳng hiệu quả theo sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý.

1 Ở gần những người tích cực
Bắt đầu với những người ở xung quanh bạn, những người đem lại nguồn năng lượng tích cực. Hãy tiếp xúc và trò chuyện với họ. Những người tích cực sẽ không bộc lộ sự âu lo trong lời nói, họ sẽ thoải mái chia sẻ cách làm giảm căng thẳng cho bạn, ví dụ việc họ kể một câu chuyện cười sẽ giúp bạn bớt lo lắng đi nhiều khi tìm việc làm.

2 Hiểu nội tâm của bản thân
Hãy hiểu bản thân bạn. Nếu bạn luôn cảm thấy hồi hộp khi bước vào kỳ thực tập, bạn thường sẽ có cảm giác đau bụng và tim đập nhanh. Cách giải quyết là bạn hãy hít thở sâu và bình tĩnh trước khi bước vào làm một công việc sẽ giúp nỗi lo lắng của bạn vơi đi phần nào. Xây dựng thái độ tích cực bằng cách trấn an bản thân rằng bạn sẽ làm được và mọi chuyện sẽ ổn nếu như bạn cố gắng hết sức.

3 Chuẩn bị phương án ứng phó
Chúng ta không thể biết trước mọi việc sẽ xảy đến với mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự đoán những áp lực, những tình huống thông thường có thể xảy ra hàng ngày.

Hãy chuẩn bị tinh thần hoặc phương án để đối phó với các tình huống xấu, không như ý. Từ đó, bạn sẽ không bị bất ngờ, căng thẳng vì đã có cách xử lý tốt, ổn thoả khi tìm việc làm tphcm.

4 Kiểm soát nhịp thở
Khi chúng ta căng thẳng, chúng ta có xu hương đi nhanh và thở nông hơn. Điều này sẽ khiến bạn càng mệt mỏi, thở dốc và gây ra những cơn chóng mặt, choáng váng, hồi hộp và hoảng sợ.

Tình trạng này sẽ khiến bạn suy giảm khả năng nhìn nhận, phán đoán và giải quyết vấn đề. Bạn cần khắc phục bằng cách hít vào bằng mũi, giữ trong một giây và thở ra bằng miệng một cách chậm rãi. Bạn lặp lại cách hít thở này cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn.

5 Nghỉ ngơi
Hầu hết nơi làm việc nào cũng cho phép nhân viên nghỉ ngơi thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Thực tế, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nghỉ ngơi có thể giúp nâng cao hiệu quả làm việc hơn. Vì vậy, nếu cảm thấy áp lực công việc khiến bạn bỏ qua thời gian nghỉ thì hãy nhớ rằng tốt hơn hết bạn nên dành thời gian thư giãn. Một lưu ý nhỏ rằng nghỉ ngơi ở đây không có nghĩa là bạn phải ngủ một giấc đã đời vào buổi trưa. Bạn có thể đi bộ xung quanh toà nhà nơi làm việc, gọi điện cho bạn bè, thưởng thức ly cà phê hay bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy hồi phục tinh thần và sẵn sàng quay trở lại công việc tìm việc làm thêm.

6 Luyện tập các kỹ thuật thư giãn
Mặc dù nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực công việc nhưng đôi khi chúng ta cần bình tĩnh, thậm chí không cần rời khỏi bàn làm việc. Một số ví dụ dưới đây có thể giúp bạn làm được điều đó mà không cần đi bất cứ đâu như: hít thở thật sâu, liên tục thư giãn các cơ, đọc một câu thần chú nào đó hay có thể thêm một số cây, hoa, lá cỏ trên bàn làm việc chẳng hạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục. Khoa học đã chứng minh luyện tập thể dục có thể giúp bạn giảm thiểu mức độ căng thẳng. Nếu như không có thời gian đến phòng tập gym, đừng lo bạn có thể tìm hiểu về các bài tập thể dục tại chỗ, ngay tại nơi bạn làm việc. Hãy thử thay đổi một chút thời gian biểu của bạn bằng việc thực hiện các bí quyết này và cảm nhận kết quả ngay lập tức.

7 Luôn giữ suy nghĩ tích cực
Khi bạn suy nghĩ tích cực trong 1 phút, bạn có 1 phút không bị căng thẳng. Vì thế, bạn cần dẫn dắt những suy nghĩ của mình hướng về những điều tích cực.

Mọi thứ sẽ dễ dàng khi bạn có tâm trạng tốt. Ngược lại sẽ là một thách thức nếu tâm trí của bạn tràn ngập trong những suy nghĩ tiêu cực.

Trong những lúc quá căng thẳng, bạn có thể nghĩ về một điều tích cực đã làm trong ngày, hôm qua hay tuần trước. Hãy luôn chuẩn bị cho mình những điều tích cực để thoát ra khỏi sự căng thẳng.

8 Ngừng dòng suy nghĩ lại
Nhà tâm lý học Martin Seligman, Giám đốc Trung tâm Tâm lý Tích cực Penn, đã đề xuất một phương pháp dễ dàng và phổ biến giúp bạn có thể làm cho đầu óc mình tỉnh táo hẳn lên. Đó là: Vỗ tay và hét lên “Dừng lại! Tôi sẽ suy nghĩ về nó sau!”.

Bạn cũng có thể đeo một dải băng trên cổ tay và nắm hoặc vặn vào nó bất cứ khi nào bạn bắt đầu suy nghĩ về điều gì đó không có lợi cho bản thân hoặc khi đầu óc đang phải “đấu tranh” với ti tỉ thứ lộn xộn. Sử dụng các thủ thuật như vậy để dừng dòng suy nghĩ và tạm dừng một vấn đề trong một thời gian. Sau đó, cố gắng chuyển sự chú ý của bạn đến một đối tượng phi thường hoặc một điều gì khác vui vẻ hơn”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN