Công sở cũng là xã hội, có người xấu kẻ tốt; có người thật thà, có kẻ mưu mô; có người chăm chỉ, có kẻ chây lười… Những “kẻ đáng ghét” ấy đôi khi lại rất khôn khéo khiến sếp không nhận ra, còn bạn dù biết cũng đành chấp nhận. Dưới đây là 6 kiểu đồng nghiệp khó ưa và vài bí quyết giúp bạn “chung sống” hòa bình với họ trong công việc:
1 Nhìn vào khía cạnh tươi sáng
Giáo sư đã mô tả kinh nghiệm của một luật sư trẻ – người đã làm việc với thẩm phán liên bang với vai trò luật sư trong vòng 2 năm. Những đồng nghiệp của cô đều là người khó nhằn nhưng nếu bỏ việc thì đồng nghĩa cô đã tự chấm dứt sự nghiệp của mình và không thể trả khoản vay sinh viên của mình nữa.
Ở trường hợp này, ông cho rằng luật sư trẻ nên tưởng tượng rằng mình đang ở giai đoạn cuối và sắp hoàn thành chặng đường 2 năm. Khi ở cuối chặng đường, bạn sẽ tự nói với chính mình chỉ cần cố gắng 1 ngày, 1 tháng, 1 năm nữa thôi. Bằng cách này, những áp lực đó sẽ ít tác động tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy những điều hài hước trong những tình huống kinh khủng khi tìm việc làm. Cách này luôn hiệu quả và hãy luôn mỉm cười với tất cả mọi người.
2 Tránh những yếu tố dễ gây tranh cãi
Thông thường ngôn ngữ gián tiếp trong công việc sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi vì nó nhấn mạnh vào nhiệm vụ hơn là người có trách nhiệm với nó. Vì thế thay vì nói: “Anh cần hoàn thành nó cho tôi” thì bạn có thể nói “ Báo cáo cần được giao lại bởi…” hay “kế hoạch cần được hoàn thành bởi…”. Với cách nói này, khó có đồng nghiệp nào có thể cảm thấy như họ đang bị sai bảo hay ra lệnh và do đó họ cũng tỏ ra dễ chịu hơn.
3 Chủ động tránh mặt
Xoay bàn làm việc để tránh xa những “hàng xóm” phiền phức. Ngồi cách xa vị trí của những đồng nghiệp khó nhằn trong các cuộc họp. Thay đổi lịch trình để không phải chạm mặt họ trong căng-tin.
Nói chung, càng ít tương tác với những người này càng tốt khi tuyển nhân viên.
4 Đánh giá tình hình
Trước hết, bạn cần nhìn nhận sự việc với một thái độ khách quan. Điều gì đang thực sự xảy ra ở đây? Người đồng nghiệp này thích gây khó dễ với tất cả mọi người hay chỉ một mình bạn? Có phải bạn đang trao cho anh/cô ấy quá nhiều sức mạnh không? Có thể anh/cô ấy chỉ có thái độ xấu và điều đó chẳng hại gì đến bạn. Liệu bạn có quá nhạy cảm, xem những lời nói và hành động của cô ấy là nghiêm trọng đối với mình trong khi lẽ ra bạn nên bỏ qua?
Việc đánh giá tình hình bằng thái độ khách quan không phải là cách để bạn nhận hết lỗi về mình trong khi bạn đang xem mình là “nạn nhân”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, công sở là một môi trường chuyên nghiệp, không phải lúc nào cũng ấm áp và thân thiện. Bạn không cần phải là bạn bè với mọi người ở công sở. Chắc chắn phải có một số người mà bạn không thể thân thiện cùng, và điều đó hoàn toàn bình thường.
Trong khi đó, những đồng nghiệp thích “chơi xấu” phải là những người thường xuyên có thái dộ và hành động khiêu khích và/hoặc không phù hợp nhằm vào người khác. Nếu mục tiêu “chơi xấu” của anh/cô ấy là bạn, thì cách đối xử của anh/cô ấy với bạn sẽ tệ hơn việc chỉ làm phiền hay cư xử thô lỗ. Những từ ngữ dùng để định nghĩa sự “chơi xấu” ở công sở là có hệ thống, thâm thù, đe dọa, lừa gạt, xúc phạm, phá hoại… Nói tóm lại, những kẻ “chơi xấu” có chủ ý cố gắng làm hại bạn và khả năng làm việc của bạn.
Bởi vậy, điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn cảm thấy mình bị “chơi xấu” là bình tâm lại và nhìn nhận xem thực sự điều gì đang xảy ra. Nếu đơn giản người đồng nghiệp đó chỉ là một nhân vật khó ưa và khó làm việc cùng, có lẽ bạn không phải là người duy nhất cảm thấy điều đó. Hãy luyện tập sự kiên nhẫn và đừng để thái độ xấu của anh/cô ấy ảnh hưởng đến bạn. Còn nếu người đồng nghiệp đó thực sự đang “chơi xấu” bạn, hãy áp dụng các bước tiếp theo đây.
5 Nói ra bức xúc của mình
Những người khó nhằn tại nơi làm việc thường có 2 dạng: vô tình và cố ý. Những người vô tình gây phiền phức không nhận thức được tác động hành vi của mình đến những người khác.
Nếu gặp những người như vậy khi tìm việc làm tphcm, có một cách hiệu quả là nói chuyện riêng thẳng thắn với họ: “Khi làm việc đó, bạn khiến tôi cảm thấy rất tệ. Bạn có thể thay đổi hành vi của mình không?”.
GS. Sutton kể: “Tôi từng gặp một nữ phó chủ tịch điều hành nói rằng vị CEO công ty bà có một thói quen là thường ngắt lời phụ nữ trong các cuộc họp với ban điều hành công ty. Sau đó, bà và các đồng nghiệp đã đếm số lần bị ngắt lời trong một cuộc họp và trao thông tin đó cho vị CEO. Hóa ra ông ấy không hề nhận ra việc mình đang làm và đã thay đổi hành vi từ đó”.
6 Đừng nghĩ họ là người xấu, họ chỉ khó chịu thôi
Nếu bạn nghĩ rằng những ai tỏ ra khó tính với bạn đều là người xấu thì có lẽ bạn không thể làm việc trong các ngành dịch vụ và giao tiếp được. Thế giới này có rất nhiều người khó chiều nhưng không có nghĩa họ là người xấu, quái vật hay là kẻ thù đáng ghét của bạn, họ đơn giản chỉ là người khó tính thôi.
Nhận định người khó chịu không phải là người xấu giúp bạn loại bỏ ý nghĩ tiêu cực và hành xử tệ một cách không cần thiết (tới mức này thì đến bạn cũng là một người khó chịu rồi đấy), và cố gắng tìm cách cư xử phù hợp với họ. Hãy thử so sánh hai cách nghĩ: “Cái người này phiền ghê, bực thật!” và “Bà ta chỉ khó tính thôi, mình chỉ cần làm tốt việc của mình là được.”; bạn có thấy sự khác biệt không?