Top 7 nổi sợ thường thấy của chốn công sở

0
1713
Vật Phẩm Phong Thủy

Khi đi làm, chúng ta thường bàn rất nhiều câu chuyện khác nhau về bí quyết thành công trong sự nghiệp như vấn đề hiệu suất, lương bổng, thăng tiến cho đến hoà nhập văn hoá hay thích nghi môi trường. Nhưng bạn đã thử từng tìm hiểu đôi chút về một chủ đề mới thuộc khía cạnh tâm lý, được gọi tên là sự sợ hãi hay lo lắng thường thấy ở môi trường công sở?

1 Sợ xuất hiện trước đám đông

Jonathan Berent, nhà tâm lý trị liệu và đồng tác giả quyển sách “Work Makes Me Nervous” (tạm dịch “Công việc khiến tôi thật căng thẳng”), đã chia sẻ rằng có đến 20% dân văn phòng mắc phải hội chứng sợ nói trước công chúng. Hành động nói này có thể bao gồm việc thuyết trình trong hội nghị, hội thảo; bày tỏ quan điểm, phát biểu ý kiến trong buổi họp; trả lời cuộc gọi nhóm từ xa (conference call). Bên cạnh đó, còn có cả trường hợp nhân viên sợ đến mức không chịu đứng một mình trước đám đông dù đó là khách hàng, đối tác hay đồng nghiệp.

Có lẽ phần lớn lý do xuất phát từ tính cách rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, cảm giác ngại ngùng mắc cỡ khi phải thể hiện bản thân trước nhiều người. Từ nỗi lo là mình không thể trình bày lưu loát, trôi chảy sẽ dẫn đến cảm giác hoảng sợ rằng người khác đánh giá năng lực của mình kém cỏi. Vấn đề ở đâu, giải pháp ở đó: Hãy rèn luyện kỹ năng diễn thuyết, hùng biện và nói trước công chúng. Tập nói một mình trước, sau đó phát triển ra nhóm đông hơn giúp dễ tìm việc làm hơn. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy việc xuất hiện trước đám đông thật ra cũng vui chứ không hề đáng sợ.

2 Lo bị đánh giá thiếu năng lực

Nỗ lực trở thành người xuất sắc là rất tốt, nhưng chủ nghĩa cầu toàn thì mang lại lắm “niềm đau”. Khi bạn đẩy khát khao hoàn thiện bản thân và ý muốn mọi việc phải hoàn hảo lên mức cực điểm thì cuộc sống sẽ tràn ngập căng thẳng, mệt mỏi và âu lo. Mang ý chí này áp vào quá trình làm việc, bạn sẽ luôn lo lắng là mình làm còn chưa tốt, thể hiện chưa đủ, đồng nghiệp chưa thán phục và sếp chưa nể trọng. Gọi chung tình huống này là bạn có nỗi sợ mơ hồ về việc bị đánh giá không đủ năng lực khi tìm việc làm tphcm.

Hãy chậm lại vài giây mà lắng nghe xem người xung quanh nói gì! Bạn đã bao giờ bị chê bai hay khiển trách chưa? Công ty có bắt bạn phải trở thành khổ sở như thế này không? Nếu kết quả cho thấy bạn đã làm tốt rồi, nên tự dành cho bản thân sự tán thưởng và thả lỏng tâm trí. Không chỉ bạn mà những người xung quanh sẽ cảm giác rất khiếp sợ nếu bạn cứ ở trong trạng thái không thoả mãn, chẳng hài lòng và ám ảnh về năng lực đến mức cực đoan. Sau tất cả, dường như bạn đang làm giỏi mọi việc trừ một việc là dám tin tưởng vào năng lực của mình?

3 Bị sa thải
Với tỉ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, bị sa thải là một thực tế đáng lo ngại đối với rất nhiều nhân viên. Tuy nhiên, bạn có thể đối mặt với nỗi sợ này bằng cách tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ.

Tiến sĩ Michael Woodware, một chuyên gia nghề nghiệp, khuyên: “Dù bạn không biết trước liệu mình có bị sa thải hay không, hãy cứ tiên phong liên kết với cộng đồng nghề nghiệp của mình. Bạn nên tham gia các hiệp hội nghề nghiệp, câu lạc bộ hay tổ chức chuyên nghiệp… Hãy nhớ rằng người mất việc nhưng nhanh chóng tìm được việc mới khác với người thất nghiệp ở chỗ họ có một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ”.

4 Đảm nhận thêm phần việc của người khác
Khi công ty cắt giảm ngân sách hay thu nhỏ quy mô, một số nhân viên sẽ bị sa thải. Khi đó những nhân viên tốt sẽ phải đảm nhận thêm nhiều công việc hơn. Đây có thể là một cơ hội để mở rộng kỹ năng và làm tăng giá trị bản thân trong tương lai. Nhưng đồng thời điều này sẽ gây ra sự mệt mỏi trong công việc, đặc biệt nếu nhiệm vụ mới không phù hợp với nền tảng kỹ năng của bạn dễ dẫn tới tình trạng quá tải, stress.

Trong tình huống này, Woodward khuyên bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ sếp và đồng nghiệp. Thay vì đắm chìm trong sự căng thẳng, hãy mạnh dạn đề nghị sếp giúp bạn sắp xếp và phân chia thứ tự ưu tiên công việc khi tìm việc làm thêm.

5 Thường xuyên bị sếp mắng

Việc thường xuyên bị sếp chỉ trích hay trách mắng trước mặt người khác ảnh hưởng không tốt tới tinh thần làm việc của bạn. Bạn cảm thấy mình như cái gai trong mắt sếp, làm thế nào sếp cũng chẳng vừa lòng, và dù công việc không gặp khó khăn, bạn vẫn bị căng thẳng.

Lúc này, bạn nên mạnh dạn ngồi lại thảo luận với sếp về những khúc mắc trong công việc. Khi sếp lớn tiếng, tốt nhất là nên bình tĩnh, tránh phản ứng trực tiếp và chỉ giải thích khi sếp đã nguôi giận. Tất nhiên, tình huống này chỉ xảy ra khi bạn phạm sai lầm và nếu làm việc tốt, đây sẽ không phải là nỗi lo.

6 Ngại phát triển mối quan hệ

Sống trong xã hội đầy bất an, nhiều người chúng ta lại có những mối bận tâm liên quan đến việc phát triển các mối quan hệ xã hội. Cảm giác sợ kết thân với người khác khá tiêu cực, bởi nó gây ra những phản ứng tâm lý khiến không ít người trở nên co cụm, nghi ngại khi tương tác xã hội, sợ bị phán xét, chê bai, chỉ trích. Nó khiến bạn rất dè dặt khi sống cùng tập thể, hoặc là luôn nghi ngờ hoặc mặc kệ xung quanh. Thậm chí nếu nhận thấy ai đó có vẻ quan tâm, yêu mến mình, bạn cũng không dám đón nhận mà lại bật chế độ phòng thủ.

Cách giải quyết là hãy bắt đầu từ những người thân cận, tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ đó thành những vòng tròn giao tiếp nhỏ rồi sau đó mở rộng dần ra. Bạn có thể phân biệt hai nhóm quan hệ xã giao và quan hệ thân thiết. Vấn đề niềm tin khó có thể xây dựng trong “một sớm một chiều”, nhưng công sở không phải là nơi toàn những người nguy hiểm. Ghi nhớ rằng, trước khi các điều xấu làm hại bạn, nếu không có nổi một mối quan hệ đúng nghĩa nào thì bạn cũng chẳng thể tồn tại được quá lâu để làm việc và thành công phát triển sự nghiệp.

7 Sợ đưa ra phản hồi

Thật chẳng may là nỗi sợ không nên có này lại rất phổ biến! Có thể nguyên nhân là do nhiều người ngại va chạm, sợ bị ghét hoặc họ không muốn làm người khác phật lòng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sự tổn hại lớn hơn cả cảm giác tổn thương đó chính là sự thật bị vùi lấp, phớt lờ hay che giấu. Một môi trường phát triển lành mạnh chưa bao giờ là nơi mà mọi người chỉ thích nói những chuyện vui hay ca khen cho đẹp lòng nhau, rồi bỏ lơ những sai sót cần khắc phục. Về lâu dài, tình trạng thiếu sự góp ý đa chiều, phản hồi khách quan, tự cải tiến sẽ kéo hiệu suất của tập thể rơi tự do.

Vì vậy, hãy ghi nhớ, dù là nhân viên muốn góp ý với cấp trên hay là sếp cần nói lời nhận xét cho cấp dưới, bạn phải đủ cam đảm và lòng tin rằng mình làm việc đúng đắn. Nếu biết phản hồi đúng cách, đúng thời điểm và bằng thái độ lịch sự, đủ tôn trọng đối phương thì không có gì là sai trái hay tổn thương cả!

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN