Top 6 cách để truyền cảm hứng làm việc nhiệt tình cho cấp dưới của bạn

0
1276
Vật Phẩm Phong Thủy

Kỹ năng quản lý cấp dưới luôn là một trong những yếu tố làm nên một nhà quản lý giỏi và một công ty phát triển vững mạnh. Vậy thì để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài ba, bạn nhất định phải biết cách truyền cảm hứng làm việc nhiệt tình cho nhân viên của mình.

1 Truyền cảm hứng cho mình trước tiên
Điều trước tiên, hãy tự hỏi bản thân bạn có say mê và hào hứng với sản phẩm hay công ty của bạn? Nếu bạn muốn nhân viên của mình được tiếp năng lượng, hãy tự truyền cảm hứng cho mình trước khi tìm việc làm.

Hãy làm gương cho nhân viên bằng cách cho họ thấy sự hứng khởi của bạn khi làm việc. Bàn bạc về những dự án và kế hoạch trong tương lai, để sự phấn khích và sự nhiệt tình của bạn được lan truyền đến nhân viên. Đây là một cách tuyệt vời để củng cố cam kết của nhà lãnh đạo và cho nhân viên thấy được lý do để làm việc.

2 Đưa ra thời gian làm việc linh hoạt
Cuộc sống luôn cuồng nhiệt, bận rộn. Công việc có thể nhanh chóng trở nên khó khăn và khó kiểm soát được khi nó trở nên vô nghĩa đối với một nhân viên. Các nhà tuyển dụng ngày nay thấu hiểu hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của việc linh hoạt thời gian làm việc cho nhân viên. Bởi họ biết rằng nhân viên cũng có những việc riêng tư cần giải quyết sau giờ làm. Lựa chọn này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tiền bạc về chi phí đi lại khi tìm việc làm tphcm.

Đối với các bậc làm cha mẹ, họ sẽ tiết kiệm được thêm tiền thông qua việc tiết kiệm các khoản chăm sóc con cái. Hoặc công ty có thể lựa chọn cho nhân viên của mình thêm một ngày nghỉ nếu họ có thể làm ca 10 tiếng liên tục trong vòng 4 ngày chẳng hạn. Hơn nữa, khi kết hợp làm việc tại nhà, nhân viên được lựa chọn bất cứ khi nào có thể.

Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc có những nhân viên làm việc vui vẻ và năng suất. Nhân viên sẵn sàng quay lại với công việc và giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra tại nơi làm việc. Điều đáng ngạc nhiên là những nhân viên có lịch làm việc linh hoạt thường ít khi đến muộn hoặc bỏ lỡ thời gian làm việc, đem lại nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng nói riêng và tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng nói chung.

3 Chia sẻ tầm nhìn và cho nhân viên biết họ là một phần trong cuộc hành trình

Những người lãnh đạo thường hỏi rằng làm sao để nhân viên nhiệt tình làm việc với dự án, sản phẩm hay công việc của người đó. Câu trả lời duy nhất là chia sẻ sứ mệnh, mục đích và mục tiêu với nhân viên. Điều này không chỉ làm nhân viên thấm nhuần niềm tin của của vào tầm nhìn của công ty mà còn tạo cho họ cảm giác họ là một phần của bức tranh lớn.

Những nhân viên tài năng mong muốn làm việc ở công ty mà ở đó những giá trị và khả năng của họ được coi trọng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng nhân viên sẽ có cảm giác điều họ đang làm đóng góp rất nhiều cho công ty, điều đó đôi lúc còn có giá trị hơn những yếu tố khác, thậm chí là lương cao.

4 Cư xử với mọi người bằng sự tôn trọng
Những lời doạ nát, mắng mỏ thậm tệ có thể khiến nhân viên có động lực để hành động nhưng đôi khi không theo hướng tích cực. Bất cứ mối quan hệ nào cũng phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và trong công việc cũng vậy. Hãy cho nhân viên sự tự do để là chính họ và tìm cách đạt được sự tán đồng dựa trên thảo luận và lời lẽ thuyết phục, thay vì sử dụng những lời lẽ mang tính áp đặt.

5 Nhận xét về chất lượng làm việc của nhân viên
Một trong những lý do chính khiến nhân viên mất sự nhiệt tình trong công việc là vì họ không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ cấp trên của mình. Một email cảm ơn toàn bộ nhân viên đã làm thêm giờ vào cuối tuần, hay khen thưởng một ai đó trong cuộc họp nhân viên đầu tuần sẽ làm cho nhân viên của bạn hào hứng làm việc hơn ai hết.

6 Trở thành người giúp đỡ họ
Các nhân viên luôn muốn được thăng chức sau một quá trình dài họ làm việc ở công ty. Mở ra cơ hội phát triển cá nhân có thể giúp nhân viên có động lực hơn trong công việc. Bạn hãy cung cấp cho họ những thông tin và nhận xét mang tính tích cực về hiệu quả làm việc cũng như những vị trí mà công ty sắp mở để nhân viên có thêm động lực phấn đấu cho vị trí mới khi tìm việc làm thêm.

Một nhà quản lý tài ba luôn biết cách đứng về phía nhân viên của mình. Hãy thẳng thắn trò chuyện với họ về những kỹ năng cần có để hoàn thành tốt công việc. Bạn cũng đừng ngại hỏi họ nếu họ có bất kỳ mong muốn trợ giúp trong công việc từ bạn. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được hỗ trợ nhiệt tình và thêm yêu công việc.

7 Sự chia sẻ chân thành
Không một nhân viên nào muốn bị tách biệt ra khỏi nhóm khi làm việc. Giao tiếp cởi mở trong công việc sẽ giúp họ cảm thấy mình là một nhân tố quan trọng trong đội và tôn trọng công việc hơn. Nếu công ty có bất kỳ chính sách thay đổi về công việc thì bạn hãy là người đầu tiên truyền đạt đến nhân viên một cách chuyên nghiệp và kịp thời. Một ví dụ thể hiện rõ nhất việc có thể tạo động lực trong công việc cho nhân viên là thông báo sẽ có một buổi tiệc tri ân nhân viên sau một năm làm việc không ngừng nghỉ. Điều này chắc chắn sẽ giúp họ có động lực làm việc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN