Top 8 bí quyết giúp bỏ ngay thoái quen trì hoãn ngăn bạn đến thành công

0
1152
Vật Phẩm Phong Thủy

“Tôi biết mình phải làm gì. Tôi hiểu rõ những ích lợi của việc đó. Tôi cũng biết những hậu quả tiêu cực nếu mình không làm nó. Tôi có đủ năng lực và công cụ để thực hiện công việc. Nhưng tôi vẫn không làm”. Tại sao chúng ta không nên để mình rơi vào tình huống “Cảm thấy tội lỗi vì không thể hoàn thành công việc?” Nhưng câu hỏi trước tiên cần phải trả lời là, tại sao chúng ta lại cứ trì hoãn như thế?

Chắc là bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những lần trì hoãn có thể ngăn cản ta thực hiện những điều thực sự thiết yếu với sự thành công của mình. Chúng ta không thể kiểm soát mọi điều xảy đến với mình, nhưng ta luôn có thể luyện tập cách thức kiểm soát những tác động của chúng xảy đến với ta. Và ta cũng không nên để những lần trì hoãn đó lấn lướt bản thân. Chúng ta không thể đầu hàng trước những thói quen bòn rút năng lượng và trở thành nạn nhân của thói trì hoãn liên miên đó.

1 Không đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng về nhiệm vụ được giao
Bạn đã bắt tay vào công việc nhưng lại chẳng hề có ý tưởng chính xác về kết quả đặt ra của nhiệm vụ được giao. Bạn không hiểu rõ những yêu cầu trong khi tiến hành tìm việc làm.

2 Tự quản lý thời gian
Thời gian không tự rời khỏi bạn mà bạn tự đánh mất nó trong những tình huống mà bạn xao nhãng và không chú ý vào mục tiêu. Học cách quản lý thời gian hiệu quả là cách để bạn loại bỏ sự trì hoãn. Hãy phân chia ra những khoảng thời gian nhỏ cho từng công việc mà bạn cần thực hiện và nhiệt tình hoàn thành công việc đó trong khoảng thời gian bạn đã đề ra.

3 Nhận diện rõ sự trì hoãn của bạn
Tóm lại, khi bạn lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay thì đó gọi là sự trì hoãn. Sự trì hoãn xuất hiện thông thường ngay khi bạn ưu tiên làm những việc mà mình yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái – hơn là những việc quan trọng.

Theo giáo sư nhà tâm lý học Clarry Lay, một tác giả nổi tiếng về vấn đề của sự trì hoãn, sự trì hoãn xảy ra khi xuất hiện một khoảng thời gian trống giữa những hành động nằm trong dự định và những hành động tự phát. Điều đó có nghĩa là sự trì hoãn sẽ xảy ra khi có dấu hiệu của một khoảng thời gian giữa những việc mà chúng ta dự định làm cho đến khi tìm việc làm tphcm thật sự được tiến hành.

4 Lập ra một cơ chế thưởng
Những người hay trì hoãn muốn sự hài lòng ngay lập tức. Để thỏa mãn nhu cầu đó, hãy cho bản thân một cơ chế thưởng. Ví dụ, nếu bạn làm những việc X với X thời gian, bạn sẽ “được” thêm 15 phút lướt các trang web chuyên “tám” chuyện về các ngôi sao.

5 Nghĩ đến hậu quả
Một ví dụ dễ thấy nhất về sự trì hoãn là “ngủ cố”. Bạn đặt báo thức 6h nhưng đến 7h mới dậy được. Cưỡng lại ham muốn ngủ tiếp thật khó. Tuy nhiên, nếu trước khi đi ngủ bạn nghĩ thật nhiều về hậu quả của việc dậy muộn ví dụ như không đủ thời gian để hoàn thành deadline, đi học muộn bị đứng ngoài, xấu hổ với bạn bè,… thì sáng hôm sau, quyết tâm dậy sớm sẽ lớn hơn nhiều. Khoa học đã chứng minh suy nghĩ lặp đi lặp lại sẽ ăn sâu vào tiềm thức, từ đó ảnh hưởng đến hành động tìm việc làm thêm.

6 Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Việc lên kế hoạch vô cùng quan trọng, nó giúp bạn nhắc nhở bạn phải thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào. Công việc đầu tiên là hãy lên một kế hoạch chi tiết các công việc cần hoàn thành và đặt nó trên bàn làm việc. Đừng quên ngày phải thực hiện xong nó.

7 xây dựng chiến lược chống lại thói quen trì hoãn
Sự trì hoãn là một thói quen ăn sâu vào tính cách. Nghĩa là bạn sẽ không thể đánh bại được nó ngay. Thói quen sẽ không là thói quen chỉ khi bạn bền bỉ luyện tập để chống lại nó, vì thế hãy dùng càng nhiều cách càng tốt để tận dụng tối đa, đạp tan sự trì hoãn. Vài lời khuyên nhỏ sau đây có thể giúp ích cho chúng ta, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng nên cố gắng tìm ra những cách mới để đánh bại thói quen trì hoãn đáng ghét này nhé!
Nghĩ ra những phần thưởng cho riêng bạn, ví dụ tự hứa với lòng rằng trưa nay mình sẽ được một miếng bánh rán ngon lành nếu hoàn tất một-số-cụ-thể-công-việc và đừng quên chia sẻ với 15 phút là bạn cảm thấy vui sướng như thế nào khi mọi việc được hoàn tất nhé!

Đề nghị người nào đó hãy kiểm tra bạn. Áp lực từ đồng đội! Đây là nguyên lý hoạt động của các nhóm tự giúp nhau. Cách này được ghi nhận rằng mang đến tỉ lệ thành công cao.

8 Chịu trách nhiệm
Nếu có ai đó giúp bạn phải chịu trách nhiệm như bạn cùng phòng hoặc đồng nghiệp, hãy đưa cho họ danh sách những việc bạn hy vọng sẽ thành công và nhờ họ kiểm tra cùng với bạn. Tuy nhiên, hãy cố tìm người mà bạn không muốn dễ dàng lợi dụng. Nếu không, bạn có thể khiến họ bực mình hoặc họ sẽ tự dưng phải làm một việc không được trả tiền.

Alarm Clock and Deadline

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN