Top 5 cách giới thiệu bản thân ấn tướng với nhà tuyển dụng

0
2657
Vật Phẩm Phong Thủy

Sau vòng gửi CV, nếu CV của bạn đủ thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn sẽ được hẹn tham dự một buổi phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng. Đây cũng là phần mang tính quyết định bạn có được chọn hay không. Do đó, khi tham gia phỏng vấn, nhiều ứng viên thường bị tâm lý áp lực, căng thẳng chi phối, khiến bạn mất tự tin thể hiện bản thân mình. Tại buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu ứng viên, trong đó, câu hỏi quen thuộc, luôn xuất hiện ở đầu tất cả các cuộc phỏng vấn đó là: “Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân?”. Dù không mang tính đánh đố hay hỏi khó nhưng câu này lại khiến nhiều ứng viên lúng túng, giới thiệu lan man, không đi vào trọng tâm. Vậy nên giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?

1 Điều nhà tuyển dụng muốn nghe trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn:
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân không có nghĩa là nhà tuyển dụng muốn nghe về tiểu sử của bạn, gia đình bạn có bao nhiêu người, cấp 3 bạn học trường nào… Thay vào đó, họ cần biết về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm việc làm và lợi ích mà bạn sẽ mang đến cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong phần giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn, bạn hãy đề cập đến những vấn đề sau:

Thông cá nhân cơ bản: Họ tên, năm sinh, công việc hiện tại.
Giới thiệu ngắn gọn về quá trình học tập (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…) và kinh nghiệm làm việc.
Những điểm mạnh của bản thân có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.
Thành quả bạn đã đạt được trong công việc trước đó và sự hiểu biết của bạn về vị trí, công việc bạn đang ứng tuyển.
Cách bạn nhìn nhận về khả năng, sự đóng góp của mình đối với công việc đang ứng tuyển.

2 Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với trường hợp bạn mới tốt nghiệp
Đối với những nhà tuyển nhân viên thì những ứng viên vừa mới tốt nghiệp không được đánh giá cao bởi chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng không phải cơ hội trúng tuyển của những ứng viên vừa mới tốt nghiệp ở các công ty, doanh nghiệp là không có. Nếu bạn có CV xin việc, đơn xin việc và trả lời phỏng vấn tốt, dù bạn mới tốt nghiệp thì bạn vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn, sẵn sàng tuyển bạn và đào tạo bạn để bạn làm việc hiệu quả. Do đó, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Giới thiệu đôi nét về bản thân?” thì bạn có thể giới thiệu là bạn vừa mới nghiệp trường gì, điểm số ra sao, học được kiến thức gì áp dụng vào công việc và đưa ra hi vọng muốn làm việc ở công ty, học hỏi các nhân viên và nhà lãnh đạo trong công ty. Nếu bạn đã đi làm thêm, bạn có thể nêu ra kỹ năng làm việc, lời khen từ sếp cũ.

3 Cách giới thiệu bản thân khi bạn đã đi làm và muốn thay đổi công việc, vị trí
Nếu bạn đã đi làm nhưng lại muốn nhảy sang tìm việc làm hoàn toàn mới, chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể trả lời sơ qua về bản thân và đưa ra những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc có được của bản thân. Cuối cùng thì bạn nói thêm “Với các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình làm việc, tôi muốn thử sức mình ở một vị trí mới và đến công ty để trao đổi với quý công ty xem chúng ta có thể hợp tác không. Tôi nghĩ dù ở vị trí nào thì chỉ cần có kỹ năng làm việc thì công việc nào tôi cũng có thể đáp ứng được.

4 Hãy thật ngắn gọn
Mặc dù người phỏng vấn đã yêu cầu bạn nói chuyện về bản thân nhưng có lẽ họ không muốn dành toàn bộ cuộc phỏng vấn để nghe câu chuyện cuộc sống của bạn. Khi bạn muốn đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh và kéo dài quá lâu, bạn có thể trông thiếu tập trung, hoặc tệ hơn, làm mất hứng thú của người phỏng vấn .

Để giữ cho những câu trả lời của bạn nằm trong điểm chú ý ”vàng” của người phỏng vấn, chỉ nên dành ra từ một đến hai phút. Bạn có thể sẽ phải thực hành điều này ở nhà một vài lần để ước lượng những thông tin phù hợp với khoảng thời gian đó , nhưng một khi bạn đã tập luyện , bạn sẽ làm chủ được tốc độ của mình khi phải đối mặt với cuộc phỏng vấn xin việc thực sự .

5 Đừng nhắc lại những từ, cụm từ có trong CV của bạn
Hãy nhớ rằng CV của bạn đã nằm ở trên bàn và trước mặt người phỏng vấn rồi. Tất nhiên, bạn có thể bổ sung thêm thông tin trong quá trình phỏng vấn.

Khi hỏi câu hỏi này, người phỏng vấn muốn lắng nghe một bài giới thiệu ngắn gọn, súc tích và rõ ràng về những điểm chính về bản thân bạn.

6 Hãy làm nổi bật thế mạnh của mình
Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ hồ sơ của bạn và biết được khả năng của bạn như thế nào, thông thường họ chỉ dành tối đa 30s để lướt qua tất cả các thông tin trong CV xin việc và quyết định ai là người sẽ được tham gia phỏng vấn. Tất cả chỉ dừng lại ở đó. Chính bạn mới phải là người cho nhà tuyển dụng biết bạn có những thế mạnh gì, chuyên nghiệp trong công việc ra sao…

Hãy liệt kê ra từ 2-4 điểm mà bạn cho là mình nổi bật nhất và trình bày, chẳng hạn “I have spent the last six years developing my skills as a Customer service staff for Unilever where I have won several performance awards and been promoted twice. I love solving customer problems.”

Càng thể hiện được kinh nghiệm, niềm đam mê, tình yêu dành cho công việc và niềm tự hào đối với những thành tích đạt được, bạn sẽ càng thu hút được sự chú ý và niềm tin của nhà tuyển dụng.

Lời khuyên cho bạn là đừng trình bày dài dòng, đừng liệt kê hết tất cả kinh nghiệm làm việc trong suốt những năm qua. Chúng chỉ khiến bạn bị đánh giá thấp vì không có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp và là người thường xuyên nhảy việc, khó trung thành với công ty.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN