Môi trường làm việc chuyên nghiệp là khái niệm phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể định nghĩa một cách cụ thể. Trong vai trò là nhà tuyển dụng, nhà quản lý nhân sự, trưởng bộ phận, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm này hơn ai hết. Có như vậy, tổ chức của bạn sẽ lựa chọn được đúng người, việc quản lý nhân viên trở nên chuyên nghiệp, rõ ràng và đối với những ứng viên, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi được làm việc trong môi trường như vậy. Môi trường làm việc chuyên nghiệp quan trọng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Và đây cũng là tiêu chí mà rất nhiều ứng viên quan tâm và hướng tới khi “apply” hồ sơ phỏng vấn.
1 Coi trọng yếu tố con người
Con người chính là tài sản quý nhất của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng, phát triển những chính sách chăm sóc, đãi ngộ cho nhân viên, tạo cơ hội giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện, an tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Bởi vì, sẽ không có một nhân viên nào muốn làm việc cho một công ty có tiếng là cư xử không tốt với nhân viên, đánh giá thấp nguồn lực của chính mình khi tìm việc làm.
2 Quy trình làm việc rõ ràng
Các công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp thường có những tài liệu hướng dẫn về qui trình cần được cập nhật tại các phòng ban về toàn bộ qui trình trong công ty. Các bước làm việc phối hợp cũng cần làm rõ ràng và cụ thể.
3 Con người chuyên nghiệp:
chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khoẻ tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp khi tìm việc làm tphcm.
4 Vị trí công việc rõ ràng
Vị trí công việc rõ ràng – quyền hạn trách nhiệm , phương thức báo cáo: bản mô tả công việc rõ ràng và được cập nhật cho vị trí hiện tại. Phạm vi và khối lượng công việc rõ ràng. Các nhân viên và cấp quản lý trong phòng ban có những thống nhất về phạm vi công việc với từng vị trí. Quyền hạnh và trách nhiệm trong từng hạng mục công việc cũng được nêu rõ ràng và cụ thể. Hệ thống báo cáo rõ ràng, biểu mẫu báo cáo, các thông tin báo cáo, các hạng mục quan trọng trong báo cáo được hướng dẫn đầy đủ tới người nhân viên.
5 Trang thiết bị đầy đủ
Trang thiết bị cá nhân và trang thiết bị phòng ban đầy đủ máy tính, máy in, máy chụp hình… Các văn phòng phẩm như giấy in, giấy tiêu đề, bao thư luôn luôn đầy đủ và sẵn sàng cung cấp thêm khi các phòng ban có yêu cầu. Máy tính và trang thiết bị cá nhân luôn luôn trong tình trạng hoàn hảo phục vụ tốt nhất cho yêu cầu kinh doanh.
6 Văn hóa doanh nghiệp vững mạnh
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho những người làm việc trong môi trường đó. Văn hóa doanh nghiệp cũng là sợi dây gắn kết giữa những thành viên trong cùng một tổ chức, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Những biểu hiện dễ thấy nhất của văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đó chính là trong công việc hàng ngày, từ cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, cách giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… cho đến các thủ tục hành chính khi tìm việc làm thêm.
7 Có cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên
Cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên có thể là những cuộc trò chuyện riêng ở quán cà phê, qua những cuộc họp và các dịp kỷ niệm của công ty. Nhờ những liên kết giữa các bộ phận trong công ty, người lãnh đạo có thể hiểu nguyện vọng của nhân viên, qua đó tạo môi trường và cơ hội tốt hơn để người lao động làm việc tích cực hơn. Ngược lại, khi các cuộc trao đổi và trò chuyện trở lên cởi mở, nhân viên cũng hiểu được nỗi khó khăn của người lãnh đạo.
8 Môi trường cho phép sự thăng tiến và phát triển bản thân
Một môi trường làm việc tốt phải đem lại cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân lâu dài. Nếu không, bạn sẽ sớm rơi vào bế tắc và chất vấn rằng mình đã học được những gì ở đây, tương lai của mình sẽ thế nào, đồng lương của mình 10 năm nữa là bao nhiều…và còn nhiều câu hỏi “đi vào ngõ cụt” khác nữa .
9 Doanh thu cao, thưởng cao
Doanh thu cao và lương thưởng ít hoặc không có là biểu hiện của một nơi làm việc “muốn đuổi người”. Thực tế chỉ ra rằng nhân viên hài lòng với việc công ty có doanh thu thấp khi không có nhiều chế độ hơn là doanh thu cao, lương thấp, giờ làm dài, lợi ích ít và môi trường kém thân thiện.
10 Không ai sợ hãi công việc
Trong một môi trường làm việc tốt, người có sai sót sẽ sẵn sàng nhận lỗi và sửa sai và không ai sợ hãi hay lẩn tránh trách nhiệm của mình. Môi trường làm việc của bạn có tạo điều kiện để bạn đối mặt với sự sợ hãi và trưởng thành theo cách như vậy?