Top 6 cách từ chối sự nhờ vả của đồng nghiệp mà không mất lòng

0
2058
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhiều nhà nghiên cứu chứng minh nói “Có” thiếu suy nghĩ thì rất dễ, nhưng học cách nói “Không” là một việc vô cùng khó, đòi hỏi nghệ thuật kỷ luật bản thân ở cấp độ cao nhất. Vậy làm sao để từ chối người khác nhất là khi điều này dễ gây mất hòa khí. Để làm được điều này bạn cần có những kĩ năng từ chối nhất định khi tìm việc làm.

1 Tránh động đến lòng tự trọng của người khác, để họ giữ thể diện của mình
Con người ai cũng có lòng tự trọng. Khi một người có yêu cầu đối với người khác thì ít nhiều họ cũng có tâm lí bất an. Nếu ngay lập tức nói “không được” thì sẽ chạm đến lòng tự trọng của họ, khiến cho họ càng lo lắng, mất bình tĩnh, tạo ra những cảm xúc trái chiều, từ đó gây ra những hậu quả không tốt.

Do vậy, không nên ngay lập tức trả lời thẳng “không được” mà nên tôn trọng thành ý của đối phương. Trước hết bạn cần bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm với người nói, sau đó nói rõ về hoàn cảnh thực tại của bạn, lí do bạn không thể nhận lời. Bởi đã nói trước như vậy nên người nghe có thể đồng cảm với bạn, họ sẽ tin lí do bạn đưa ra, tin việc bạn từ chối là bất khả kháng.

Khi từ chối một ai đó, không những bạn phải xem xét trạng thái phản ứng có thể xảy ra của họ mà còn cần chuẩn bị cách diễn đạt chính xác và hợp lí. Ví dụ khi bạn từ chối một ai đó mà lại kể ra tất cả những khuyết điểm của họ thì sẽ làm tổn thương rất lớn đến lòng tự trọng của họ. Trái lại, bạn có thể khen những ưu điểm của họ trước, sau đó mới chỉ ra các khuyết điểm, nói rõ lí do không thể không xử lí như vậy. Từ đó, họ sẽ dễ dàng lắng nghe bạn hơn, thậm chí còn rất cảm kích.

2 Biết rõ việc được nhờ
Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết “lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng thừng” thì lại kém tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.

Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân khi tuyển nhân viên.

3 Mạnh dạn nói lời từ chối
Rất nhiều nhân viên cảm thấy ngại ngùng khi phải từ chối đồng nghiệp hoặc cấp trên. Trên thực tế, việc nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân về công việc được giao và từ chối khi thấy không phù hợp sẽ tạo một ấn tượng ngược lại. Cụ thể như cách bạn đưa ra ý kiến sẽ chứng tỏ bạn là một người có tầm nhìn, kế hoạch và chính kiến của cá nhân, bạn có thể làm chủ được tình thế và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

4 Từ chối với sự thành tâm
Biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi không thực hiện được yêu cầu của họ.

“Thật sự cảm ơn cậu vì đã mời tớ đến buổi tiệc, nhưng mà tiếc quá, hôm đấy tớ kẹt cứng lịch mất rồi.”

5 Cảm thông và hiểu biết
Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì “lực bất tòng tâm” khi tìm việc lam tphcm.

6 Loại bỏ cảm giác có lỗi
Bạn chưa bao giờ nói “không” cả? Luôn ôm đồm khi người khác cần? Việc bạn “nhún nhường” và luôn đồng ý giúp đỡ sẽ tạo khuynh hướng nhờ vã. Dẫn đến khi bạn từ chối sẽ có cảm giác có lỗi. Nhìn đi nào, bạn vẫn còn một tá việc quan trọng phải đúng không? Hãy loại bỏ cảm giác này và thực hành kỹ năng từ chối ngay nhé. Nếu không bạn sẽ gặp rắc rối đấy!

Hãy ghi nhớ rằng bạn luôn được lựa chọn giữa việc “giúp đỡ” hay “không giúp đỡ”. Đừng cảm thấy có lỗi khi từ chối. Đặt trường hợp bạn chấp nhận lời đề nghị công việc nhưng trên thực tế bản thân lại không có đủ thời gian, khả năng, nguồn lực để đảm bảo nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả. Điều này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đã tin tưởng khả năng và cần đến sự trợ giúp của bạn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN