“Những người thông minh sẽ rời bỏ công việc một cách có trách nhiệm và thân thiện. Họ chắc chắn sẽ không phá vỡ chiếc cầu nối, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũ”, chuyên gia quản trị kinh doanh Suzy Welch chia sẻ.
Nghỉ việc thật ra chỉ là bạn tuân thủ đúng quy định, gửi đơn xin thôi việc, đợi cấp trên đồng ý rồi thu dọn hành lý rời đi. Nhưng ấn tượng bạn để lại sau khi nghỉ việc lại rất khác nhau. Dù đó là công việc bạn thích hay không, thì việc để lại ấn tượng với mọi người là rất quan trọng. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá hồ sơ của bạn một cách cẩn thận nên đừng để một phút sai lầm mà làm ảnh hướng tới tương lai của mình nhé!
1 Đừng nghỉ việc quá bất ngờ
Đừng bao giờ rời bỏ công ty mà không có bất kỳ thông báo nào trước. Đa số các công ty đều yêu cầu nhân viên nghỉ việc phải báo trước ít nhất 1 tháng để họ có thể tìm người thay thế. Vì vậy, bạn không nên xin nghỉ đột ngột để tránh bị phạt, trừ lương.
Ngoài ra, hành động này của bạn sẽ bị cho là thiếu tôn trọng công ty và là người thiếu trách nghiệm. Bạn nên viết đơn xin nghỉ việc thông báo về quyết định ra đi của mình để công ty không bị bối rối và có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp khi tìm việc làm mới.
2 Chọn thời điểm thích hợp để xin nghỉ việc
Theo quy định của Bộ luật lao động, một nhân viên muốn nghỉ việc phải thông báo trước 2 tuần để bàn giao công việc và dành thời gian cho công ty tìm người thay thế. Vị trí của bạn trong công ty càng quan trọng thì bạn cần phải thông báo sớm hơn khi nghỉ việc để đào tạo lại người thay thế, hợp lý nhất là thông báo trước 1 tháng.
Bên cạnh đó, cũng không nên đưa ra thông báo quá sớm bởi nó có thể gây bất lợi cho chính bạn. Khi biết bạn sắp nghỉ việc mọi người sẽ cư xử với bạn như người ngoài, thái độ và cách hành xử cũng sẽ khác hẳn vì bạn sắp không phải là một thành viên của công ty nữa.
3 Khi quyết định nghỉ việc, hãy nói với sếp đầu tiên
Đây là điều bạn cần nhớ, người quản lý trực tiếp của bạn phải là người nhận được thông báo bạn xin nghỉ đầu tiên, đừng để họ nghe được từ một người khác bạn đi tìm việc làm tphcm.
Giá trị của bạn sẽ phụ thuộc vào lý do và cách hành xử của bạn khi xin nghỉ việc như Thái độ và trách nhiệm thông báo với công ty không? Tin này được đưa ra trước cuộc họp và gửi từ mail ra sao?….
4 Tuân thủ luật của công ty
Khi bạn bắt đầu được nhận vào làm việc, chắc chắn bạn đã được phổ biến luật Lao động của công ty đó như quy định về nghỉ phép, thôi việc. Đa số các công ty thường yêu cầu nhân viên muốn nghỉ việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng, để công ty có thể tìm người mới thay thế.
Vậy nên, điều tối kỵ là xin nghỉ phép đột ngột, vì có thể bạn sẽ bị phạt, trừ lương tháng cuối cùng. Thứ 2, hành động này của bạn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng sếp và công ty, khiến công ty bối rối, bị động về việc điều chỉnh nhân sự do không thể ngay tức thì tuyển dụng được người phù hợp vào thay vị trí của bạn.
5 Giải quyết hết sức mình mọi công việc tồn đọng
Nhiều người có tâm lý sắp nghỉ việc nên làm việc qua quýt cho xong, thậm chí để công việc dở dang. Điều này rất không nên, sếp cũ sẽ đánh giá bạn là người thiếu trách nhiệm. Và rất có thể, bạn sẽ gặp rắc rối trong chuyện thanh toán những khoản tiền còn lại trước khi ra đi tìm việc làm thêm.
Bên cạnh đó, các công việc còn tồn đọng, người mới hoặc chính những đồng nghiệp cũ của bạn sẽ phải giải quyết chúng. Và chẳng có đồng nghiệp cũ nào sẽ có thiện cảm với bạn khi mà cùng với sự ra đi của bạn, họ phải “ôm” thêm nhiều việc không tên khác đâu.
6 Minh bạch và rõ ràng
Dù làm việc gì cũng vậy, sự minh bạch sẽ giúp bạn nhận được cái nhìn tốt đẹp hơn từ phía nhân viên cũng như quản lý công ty ví như nói thật lý do nghỉ việc, công việc sắp tới mình sẽ làm…Bạn cần khéo léo để dung hòa các mối quan hệ, sếp cũ – sếp mới, đồng nghiệp cũ – đồng nghiệp mới để mang đến sự thân thiên và hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.