Top 6 cách giúp tăng cân tự nhiên cho trẻ nhỏ

0
1759
Vật Phẩm Phong Thủy

Như chúng ta đã biết trẻ chậm tăng cân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Hậu quả của việc suy dinh dưỡng vô cùng nghiêm trọng nếu như để tình trạng kéo dài. Không ít các bậc phụ huynh đang có con nhỏ luôn lo sợ và tìm cách để ngăn chặn việc chậm tăng cân ở trẻ, nhưng không phải ai cũng thành công. Một số bà mẹ còn mắc sai lầm khi dùng các sản phẩm kích thích tạm thời hoặc chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm tăng cân của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên các bạn hãy cùng tham khảo một vài biện pháp dưới đây và bổ sung vào danh sách các việc cần làm để ngăn chặn việc chậm tăng cân của bé một cách hiệu quả hơn.

1 Chọn thức ăn dễ tiêu
Trẻ gầy khả năng tiết dịch tiêu hóa kém, ăn không ngon, hấp thu kém. Vì thế, cần hỗ trợ cho trẻ bằng cách chọn thức ăn dễ tiêu. Ví dụ như đường đa khó tiêu và chậm tiêu hơn so với đường đôi, đường đơn, tỷ lệ này không nên vượt quá 10% khẩu phần ăn.
Trẻ ăn nhiều đường sẽ tạo mỡ, tăng cân nhưng là tăng mỡ. Bên cạnh đó có thể dùng các men enzim để hỗ trợ thêm, khuyến cáo dùng theo tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc da cho trẻ.

2 Cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng
Ăn nhiều hoa quả và rau giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (nước cam, súp lơ, dâu tây) và vitamin D (ngũ cốc, cá thu và sữa công thức). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Chế biến món ăn theo sở thích và hợp khẩu vị của bé, trình bày đẹp mắt, tạo không khí vui tươi trong bữa cơm,… là những cách giúp bé hào hứng hơn với thức ăn. Món ăn ngon cũng như đồ chơi đẹp, càng bắt mắt thì bé càng thích ăn.

3 Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Một số trẻ có tạng người thon thả tự nhiên nên dù ăn nhiều cũng sẽ không béo như các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tìm hiểu kĩ xem có nguyên nhân đặc biệt nào khiến con chậm tăng cân không.
Trẻ em thường khá lười ăn. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ăn uống đầy đủ mà không béo thì có thể do bị ốm hoặc có vấn đề về tâm lý. Một số vấn đề về hormone hoặc tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân chậm.

Bé cũng có thể không hứng thú với việc ăn uống khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm. Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm sự thèm ăn nên mẹ cần kiểm tra các loại thuốc con đang dùng.

Ngoài ra chạy nhảy nhiều cũng có thể khiến bé tiêu tốn calo nhiều hơn không sợ bị yếu sinh lý.

4 Giúp bé có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu cả về cấu tạo và chức năng, dễ bị tác động khi thay đổi thức ăn, thay đổi môi trường sống, thay đổi cảm xúc, dùng thuốc trị bênh… Khi đó, hệ tiêu hóa dễ bị thiếu enzymes tiêu hóa và mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây nên tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu… khiến trẻ khó tăng cân. Do đó, cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ổn định để để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt, giúp con ăn ngon miệng và tăng cân đều không cân phải giảm cân hiệu quả vì béo phì.

5 Đào thải và ngăn chặn độc tố tích tụ ở đường ruột
Các thành phần tinh bột nghệ, bạch truật, long nhãn… có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, ngăn chặn tối đa sự tích tụ độc tố qua đó gia tăng sự hấp thu của lông mao ở ruột non.

6 Chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ
Khi mới ốm dậy, sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn, trẻ thường chán ăn. Do đó, thay vì cho trẻ ăn 3 bữa chính như trước, các bậc phụ huynh nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa trong ngày. Cách làm này sẽ giúp bé đỡ “sợ” việc ăn uống hơn đồng thời giúp cải thiện hiệu quả hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Đồng thời, bố mẹ nên tăng số lượng bữa phụ của trẻ để vừa giúp bổ sung đủ chất dinh dưỡng vừa cung cấp đủ năng lượng để trẻ duy trì hoạt động trong cả ngày, và quan trọng nhất là giúp trẻ tăng cân sau ốm. Bữa phụ của trẻ có thể là sữa tươi, sữa hạt, nước ép hoa quả, sinh tố, trái cây, ngũ cốc,… Tuy nhiên bữa phụ cũng nên cách xa bữa chính khoảng 2-3 giờ để dạ dày của trẻ kịp “sẵn sàng” để bước vào bữa chính.

7 Cho trẻ vận động thường xuyên
Cho trẻ vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tăng cân. Ở lứa tuổi này, nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để luyện tập cho cơ thể năng động, nhanh nhẹn.

Nhưng nhiều mẹ sợ con bị thương nên có xu hướng bao bọc con quá kĩ, hạn chế cho con được tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời. Thực tế việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Để giúp trẻ tăng cân, mẹ không được phép quên một quy tắc là thường xuyên cho con vận động. Khi được vận động, trẻ sẽ nhanh chóng có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và cơ thể hấp thu tốt dưỡng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN