Có một sự thật là đa số sinh viên mới ra trường thường không chọn nghề sale. Lý do thì muôn vàn như thu nhập bấp bênh, cực khổ, không ổn định và đôi khi còn nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm từ người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta bình tĩnh lại thì đây là một trong những công việc có mức tuyển dụng rất lớn.
1 Học từ đồng nghiệp là một cách học hiểu quả
Việc bạn nên làm khi mới tìm việc làm sale được là đi theo những nhân viên có thành tích cao và cả những nhân viên có thành tích thấp nữa. Đi theo này để làm gì? không đơn giản chỉ là học hỏi kinh nghiệm. Kinh nghiệm gặp khách hàng hay bán hàng của họ chỉ là một phần. Một phần cốt lõi khác mà bạn quan tâm đó là lối tư duy bán hàng của họ.
Phương pháp ở đây là liên tục hỏi người ta là Vì sao? Vì sao anh lại bán vậy? Vì sao anh không dùng cách này?… Cùng một sản phẩm, cùng một cách bán hàng nhưng tại sao lại có người bán rất tốt trong khi người khác lại chẳng bán được gì. Từ những điều này hãy rút ra được những công thức chung để có thể bán hàng tốt hơn.
2 Khả năng thuyết trình
Sếp của chúng tôi khi ấy bảo, thường khách hàng sẽ không dành cho bạn quá 2 phút để thuyết phục họ, do đó nguyên tắc cơ bản của nghề sales là KISS ( “Keep It Short & Stupid” – tạm dịch là “Hãy ngắn gọn và dễ hiểu”).Đây có lẽ là kỹ năng giá trị nhất mà tôi học được, hãy sắp xếp “dàn ý” của bạn mạch lạc, logic và truyền tải thông điệp một cách cô đọng.
Hầu hết sinh viên tại Việt Nam thiếu cơ hội được thực hành khả năng thuyết trình, trong khi khảo sát của một hãng “săn đầu người” hàng đầu thế giới khằng định đó chính là yếu tố bứt phá quan trọng nhất để bạn vươn xa trong sự nghiệp.
Không có gì tệ hại bằng một bản thuyết trình dài dòng, chi chít chữ và người trình bày thì “gây mê” cho khán giả. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai, và họ phải có câu trả lời làm họ thỏa mãn khi bạn kết thúc.
3 Tránh dùng từ ngữ không chuyên nghiệp
Nếu viết kiểu ĂN NÓI KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP thì chắc dày bằng cuốn tạp chí Tết, nên tôi sẽ rút ngắn và chặt nhỏ hơn cho dễ tiêu hóa, tôi gọi là DÙNG TỪ NGỮ KO CHUYÊN NGHIỆP
KH của các nhân viên Sale thường là các giám đốc, trưởng phòng – tức toàn thứ quái quỷ cả, họ đầy tinh tế và sắc bén, họ sẽ đánh giá bạn ko chỉ qua lắng nghe lời nói, qua quan sát hành vi mà còn qua linh cảm, trực giác vốn được gột lên bởi kinh nghiệm tích lũy.
Robert, tác giả bộ sách Cha Giaù Cha Nghèo (1 bộ tôi chả thích lắm, có phần ghét là khác nhưng thôi đề cập cái đó sau) tuy quan điểm và cách sống rất thối nhiều chỗ, nhưng cũng có nhiều điểm hay trong bộ đó, ví dụ như chương – Người chuyên nghiệp ăn nói chuyên nghiệp, dùng từ ngữ chuyên nghiêp.
Riêng chương đó quả là hay!
Các nhân viên Sale thường hay vấp phải các từ ngữ rất tối nghĩa, phản ánh sự hời hợt và ko chuyên nghiệp
– Từ BỌN EM: Các saler thường hay xài từ củ chuối này. Thay bằng công ty em, hoặc bình dân hơn là chúng em, bên em thì họ xài từ BỌN EM =)). Công nhận KH giao tiếp với bạn qua danh nghĩa con người với con người, nhưng bản chất thì là pháp lý, danh nghĩa công ty với công ty, vì hợp đồng sẽ có 2 dấu đỏ, cho nên người Sale cần nhận thức rõ VAI TRÒ của mình, cần loại bỏ ngay từ BỌN EM trong mọi tình huống kể cả vô thức.
– Từ VẤN ĐỀ: NV Sale rất hay phang từ VẤN ĐỀ, thế mới giỏi. Họ đi bán hàng, bàn về win win, và hướng về viễn cảnh tương lai tươi đẹp, thế nên sẽ rất là khó hiểu khi họ đã xưng BỌN EM rồi sau đó lại toàn chêm VẤN ĐỀ vào buổi nói chuyện. Làm gì có cái gì là vấn đề? Nhưng do thói quen ăn nói đần độn, lười suy nghĩ, nếu chuyên nghiệp nên khi bí từ họ lại xài như kiểu: VẤN ĐỀ LÀ…Ở ĐÂY VẤN ĐỀ Ở CHỖ…CHI TIẾT NÀY CÓ VẤN ĐỀ GÌ KO ANH?
Hic, viết thôi mà nóng hết cả gáy, chỉ muốn đạp cho vài phát.
Hãy loại bỏ từ VẤN ĐỀ ra khỏi từ điển nói chuyện, gặp gỡ, thuyết phục khách hàng!
– Từ THỰC RA LÀ: Ko những THỰC RA mà còn là THỰC RA LÀ.
Từ này là 1 từ tệ hại ko chỉ nhân viên sale mà của giống người Việt nói chung, nó làm bào mòn trí não và găm nhấm các thienj cảm tốt đẹp đã được xây nên mà sale ko hề hay biết, cho đến 1 ngày các bạn mất khách hàng!
4 Luôn hướng tới chốt sale
Sau khi tham khảo kinh nghiệm chốt sale của nhiều người chúng tôi đã rút ra một điều là, hãy chốt sale bất kỳ lúc nào có thể. Nghĩa là bạn không nhất thiết phải đợi đến khi thực hiện hết quy trình bán hàng mới chốt sale mà có thể ngay ở khâu quảng cáo bạn cũng có thể bán được hàng ngay rồi. Luôn gợi ý cho khách nên mua sản phẩm ngay từ bây giờ. Bạn nên khéo léo lồng ghép chứ đừng quá sỗ sàng khiến khách cảm thấy như mình đang bị bắt ép vậy. Bạn có thể thêm lời kêu gọi vào những chương trình quảng cáo, giới hạn thời gian và số lượng hưởng ưu đãi.
5 luôn vì khách hàng
Phải thực sự quan tâm đến những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng như chính sách của công ty của họ trong việc lựa chọn mua sản phẩm của mình.
6 Biết rõ là mình đang bán cái gì
Không cần nói, cũng biết các bạn hoàn toàn đồng ý với tôi ở điểm này. Không bao giờ bán được hàng nếu bạn chưa biết thứ đang bán là cái gì và sản phẩm được sử dụng như thế nào trong thực tế.
Thông thường thông tin về sản phẩm chia ra 2 phần:
Đặc tính sản phẩm bao gồm thành phần cấu tạo, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng…
Công dụng/lợi ích của sản phẩm.
Người bán hàng cần nắm rõ tất cả thông tin đó để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi thắc mắc của khách hàng.
Nắm rõ toàn bộ thông tin sản phẩm, ưu nhược điểm & giá trị đem lại của sản phẩm thì khả năng thuyết phục khách hàng sẽ cao hơn. Cũng giống như việc tìm hiểu công ty tuyển nhân viên khi đi xin việc vậy