Top 5 kinh nghiệm làm nhóm trưởng cho người mới được thăng chức

0
3387
Vật Phẩm Phong Thủy

Một quản lý giỏi không có nghĩa là bạn chỉ đưa ra quyết định và ra lệnh cho người khác. Hãy tích cực động viên và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, như vậy sẽ thắt chặt hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên và thúc đẩy tinh thần làm việc một cách tự nguyện

1 Tự nhận thức được vai trò của mình khi làm việc nhóm
Một trong những điều tốt nhất mà người tìm việc làm trưởng nhóm cần làm đó là phải nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình trong quá trình làm việc nhóm với mọi người. Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì người trưởng nhóm mới xác định được phương cách lãnh đạo riêng và tìm hiểu xem liệu nó có phù hợp với nhóm mà mình đang quản lý hay không vì đôi khi cách quản lý hiệu quả đối với nhóm này chưa chắc áp dụng được cho các nhóm khác.

2 Chọn được người tài
Nếu muốn làm việc nhóm có thể thực sự hiệu quả, bạn sẽ cần phải tuyển nhân viên phù hợp công việc. Nếu có thể, cố gắng kết hợp các nhân viên hoặc các bộ phận trong công ty của bạn mang lại trải nghiệm đa dạng và phù hợp với dự án. Ví dụ, bạn đang cố gắng để tìm một cách mới theo dõi sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các công cụ truyền thông xã hội mới, nhóm của bạn có thể bao gồm những nhân viên đại diện bán hàng, nhân viên công nghệ thông tin, dịch vụ khách hàng, và nhiều hơn nữa Những người có nhiều ý kiến sáng tạo cũng rất đáng hoan nghênh, họ thể mang đến nhiều ý tưởng mới mẻ ,thú vị cũng như những quan điểm khác lạ cho dự án.

3 Phát triển nghề nghiệp theo hướng kỹ thuật
Như một đội bóng, người trực tiếp giành chiến thắng là cầu thủ: những thành viên của dự án làm công việc trực tiếp. Tuy nhiên, sau lưng họ luôn có ban huấn luyện. Trong một dự án, đó là trưởng dự án và các trưởng nhóm. Trên thực tế, vai trò nào cũng quan trọng không kém trong việc giành chiến thắng sau cùng. Không có cầu thủ giỏi thì không có ai ghi bàn, dù huấn luyện viên giỏi đến đâu, và ngược lại.

Vậy tại sao nhân viên đến một lúc nào đó lại muốn làm trưởng nhóm hoặc trưởng dự án mà không muốn tiếp tục con đường nghề nghiệp kỹ thuật. Nghề trưởng nhóm cũng không phải xuôi chèo mát mái gì. Ngoài trách nhiệm quản lý, còn phải đảm trách công việc thực tế như bao thành viên khác. Chưa kể là khi thành viên trong nhóm gặp khó khăn, trưởng nhóm phải “đầu sóng ngọn gió” dẫn dắt họ vượt qua các trở ngại để hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Nên nhớ, cầu thủ ngôi sao thì lương cao hơn cả huấn luyện viên. Vậy tại sao những thành viên trong nhóm không cố gắng “đá” thật giỏi ở vị trí hiện tại, để được tưởng thưởng và ghi nhận công trạng một cách tương xứng ? Ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông điệp này chưa được chuyển tải rõ ràng đến từng nhân viên. Ở những doanh nghiệp lớn, các con đường nghề nghiệp về quản lý hay kỹ thuật đều được định rõ theo cấp bậc, nêu ra những yêu cầu kỹ năng cụ thể và có mức lương bổng hợp lý, không bên nào hơn kém nhau. Khi xác định là nhân viên mạnh về kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ hướng họ đi theo các nghề thiết kế phần mềm (Software Designer), kiến trúc sư phần mềm (System Architect), giám sát kỹ thuật (Technical Administrator)… Điều quan trọng là phải biết năng lực của nhân viên mạnh-yếu thế nào để khuyến khích và cất nhắc họ vào những vị trí phù hợp.

4 Hãy là một tấm gương tốt
Không phải vì bạn là “sếp” mà bạn có thể “chỉ tay năm ngón” và thư giãn. Bạn phải làm việc như những đồng đội của bạn. Teamwork có nghĩa là làm việc cùng nhau. Nếu có một dự án khó được đưa ra, bạn không nên chờ đợi những ý tưởng từ các thành viên mà hãy chủ động nêu ra ý tưởng của bạn, lắng nghe góp ý hay ý tưởng khác của nhóm.

Về vấn đề thời gian, hãy chắc chắn là bạn luôn đúng giờ. Thúc đẩy, nhắc nhở mọi người về ý thức này. Nếu bạn là người luôn trễ hẹn, nhân viên sẽ coi thường bạn và coi bạn là một người sếp tồi.

5 Khả năng nối kết
Một người trưởng nhóm thành công thì chắc hẳng không thể không có khả năng nối kết các thành viên trong nhóm. Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu của người trưởng nhóm vì các thành viên trong nhóm không nhiều thì ít có tính cách và năng lực khác, sở trường khác nhau. Nên trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ nảy sinh những mâu thuẫn trong quan điểm và cách thức làm việc. Chính vì thế mà người nhóm trưởng phải có khả năng nối kết những tính cách, năng lực khác nhau ấy để cho ra những thành quả làm việc tốt nhất.
Người ta thường nói “vô tri bất mộ” nên người trưởng nhóm cũng thế, anh không thể nối kết các thành viên khác khi anh không có chút hiểu biết gì về họ. Nên yêu cầu đầu tiên để thực hiện được khả năng này là người nhóm trưởng phải có vốn hiểu biết nhất định về tính cách và khả năng của các thành viên trong nhóm kể cả người mới được tuyển dụng. Và để hiểu được các thành viên khác thì điều quan trọng nhất là nhóm trưởng phải biết lắng nghe và quan sát. Còn nếu để nói cụ thể hơn về nghệ thuật nhận diện người khác thì đành hẹn các bạn trong một chuyên đề khác vậy.

6 Dẫn dắt cả nhóm tiến bộ
Bạn sẽ phải chắc chắn rằng cả nhóm sẽ làm việc tốt với nhau và rằng dự án đang đi đúng hướng. Nếu cần thiết, bạn nên lập một diễn đàn, nơi bạn và nhóm có thể chia sẻ mối quan tâm, thành công và tình trạng dự án trên cơ sở thường xuyên. Trong một vài trường hợp có thể xảy ra bạn có thể phải trao đổi lại với từng thành viên trong nhóm, hoặc xác định lại dự án và phân công lại vai trò. Tuy nhiên, hãy cố gắng để làm việc nhóm thông qua những thách thức riêng của mình. Khi một nhóm có thể vượt qua những trở ngại riêng của mình, các cá nhân sẽ lại gần nhau hơn, và thành công của họ làm phát sinh sự tự tin và tình bạn thân thiết.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN