Top 7 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất

0
2855
Vật Phẩm Phong Thủy

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện có tới 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong số này, có rất nhiều ngành nghề mới chỉ trước đó 4 – 5 năm lọt “top” ngành nghề “hot” với đầu vào cao ngất. Sau đây xin giới thiệu với các bạn 7 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất.

1. Ngành sư phạm đang bội thực

Đây là khối ngành đang được Bộ GD&ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.

Ở một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô cũng cho thấy: đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường mỗi năm lên tới 60.930 người.

Theo dự tính, đến năm 2020 sẽ có 70.000 cử nhân Sư phạm thất nghiệp được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

Để cải thiện tình trạng này, hiện Bộ GDĐT đang xây dựng đề án đào tạo lại 40.000 giáo viên phổ thông để chuyển xuống dạy mầm non. Ngoài ra, Bộ cũng có nhiều biện pháp để giảm tình trạng thất nghiệp ngành sư phạm như sát nhập trường, giảm chỉ tiêu tuyển sinh, cảnh bảo tình trạng thất nghiệp…

2. Kế toán – kiểm toán dư thừa quá tải

Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, kế toán – tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.

Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố cũng cho thấy, nhóm nghề kế toán – kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%).

Tuy nhiên, do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác. Tức là tỷ lệ chọi 1/90.

3. Cử nhân Tài chính – Ngân hàng ngày càng ế ẩm

Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính – Ngân hàng: số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành tiếp tục gia tăng.

Thời điểm này, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này. Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại.

Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên, thí sinh muốn theo học ngành tài chính ngân hàng cần xem xét lại định hướng nghề nghiệp và nghiêm túc chuẩn bị hành trang, kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để sẵn sàng ra thị trường. Nhân lực ngành này vẫn thiếu nhưng là thiếu người giỏi.

4. Quản trị kinh doanh

Theo kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đang kí mỗi năm. Hiện nay tại TP.HCM có hơn 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành QTKD, nghĩa là số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm là trên 10.000 người vì nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm hơn 1.000 sinh viên. Trong số này, số lượng sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề sau khi ra trường chắc chắn là con số không hề nhỏ. Trái lại, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Rõ ràng rằng, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo, do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Và chắc chắn rồi ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao.

5. Cử nhân lịch sử

Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

6. Ngành công nghệ sinh học

Thực tế thống kê việc làm các trường ĐH ngành công nghệ sinh học có đầu ra và việc làm tốt không thì chưa có. Hiện tại, sinh viên sau tốt nghiệp đã rất chật vật để được làm đúng nghề, kể cả những sinh viên khá giỏi. Hiện tại, số nhiều sinh viên sau tốt nghiệp đều đa số thất nghiệp hoặc làm không đúng chuyên ngành.

7. Ngành công nghệ môi trường

Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, thường có lựa chọn làm việc ở: công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,… Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc thiên về: đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,… còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với: các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,… Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN