Top 5 kinh nghiệm hữu ích khi đi thực tập cho sinh viên ngành luật

0
2825
Vật Phẩm Phong Thủy

Nghề luật là một trong công việc cần khá nhiều kinh nghiệm, đối với một sinh viên luật mới ra trường hầu như các kiến thức về luật mới chỉ rõ trên bề nổi, để làm được một công việc đúng nghề ngoài kiến thức sách vở còn cần kiến thức thực tế về pháp luật cũng như cách thức làm việc với cơ quan nhà nước. Để có thể làm về luật sinh viên luật nên tới tìm việc làm và xin học việc tại các đơn vị hành nghề luật như công ty luật hoặc các văn phòng luật từ năm 2 năm 3 đại học và nên lưu ý một số vấn đề sau

1 Chọn đúng thời điểm
Sinh viên luật thì hầu hết ai cũng muốn đi thực hành, đi kiến tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế, cũng là để trải nghiệm với nghề mà mình đang theo học. Nhưng lựa chọn thời điểm nào là thích hợp cũng là một điều rất quan trọng.

Nhiều bạn lựa chọn đi thực tập ở các văn phòng, công ty luật rất sớm. Sớm đến mức các bạn còn chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho việc tập sự, thực hành nghề. Chính vì vậy, khi đến với cơ quan bạn chẳng biết gì cả, chẳng làm được gì cả ngoài việc pha trà, rót nước…Bạn sẽ bị chán nản, dễ bỏ cuộc. Dĩ nhiên, nơi tiếp nhận bạn cũng chẳng thích thú gì.

Thực tập muộn quá thì dĩ nhiên cũng không hay rồi. Bởi muộn có nghĩa là bạn chậm hơn so với người khác. Thua trời một vạn không bằng kém bạn một ly. Khi lũ bạn đã có kinh nghiệm đầy mình roài mà ra trường ta vẫn bỡ ngỡ, vẫn kinh nghiệm bằng không thì cũng thật đáng lo ngại.

Vậy chọn thời điểm nào là đúng, thích hợp nhất để kiến tập, thực tập hành nghề. Theo ad là ít nhất bạn phải học xong 3 năm của bậc đại học. Khi mà về cơ bản bạn đã hiểu thế nào là học luật, điều luật và các vấn đề cơ bản của ngành luật, có khả năng tư duy, phân tích về luật. Vấn đề còn lại chỉ là so với lý thuyết thì thực tiễn của nó ra sao, áp dụng như thế nào?

Kết thúc năm thứ 3, đầu năm thứ 4 hãy cố gắng đi tập sự ở một chỗ nào đó. Khi ấy ít nhiều bạn cũng có thể soạn một văn bản, hiểu được một thủ tục hành chính để mà hỗ trợ cho nhà tuyển dụng tiếp nhận bạn tập sự, để có thể làm, có thể cọ sát thay vì chỉ mài đũng quần để rót trà tiếp khách.

2 Chọn nơi để xin thực tập.
Chọn nơi để thực tập cũng là một vấn đề rất quan trọng vì hầu hết sinh viên Luật hiện nay đi thực tập theo cơ chế “có bạn có bè”. Đi đến công ty nào cũng mong muốn có bạn bè đi cùng để có thể “tám” chuyện trên trời dưới biển chứ ít khi quan tâm đến việc mình sẽ thực tập ở đâu, sẽ có kinh nghiệm gì sau kỳ thực tập dài hay ai sẽ là người hướng dẫn mình khi thực tập. Thành ra khi thực tập được một thời gian ngắn thì phát hiện ra công ty không hợp, không ổn với dự định nhưng vì lỡ hứa hẹn nên không nỡ bỏ rơi bạn bè, đành “cắn răng” làm tiếp. Hoặc một số trường hợp lại nhất quyết đòi đi khiến bạn bè của họ khó xử, không biết phải làm sao cho vừa vặn đôi bên.

Nếu như làm vậy thì bạn chỉ có thể “cầu may” cho mình tìm được một nơi thực tập tốt và đúng sở thích mà thôi. Nhưng cuộc đời thì không bao giờ cũng “như mơ”, có những trường hợp muốn làm Luật Sư trong tương lai nhưng lại đến Viện Kiểm Sát để thực tập, có những trường hợp muốn làm Thư ký tòa án nhưng lại đến các văn phòng Luật Sư để thực tập. Rồi một vài người vì không chịu tìm hiểu mà còn dính bẫy lừa đảo và văn phòng Luật Sư “trá hình”. Vì thế đừng bao giờ quên việc tìm hiểu trước đơn vị mà mình có dự định nộp đơn xin thực tập, nếu phải thực tập nhóm thì cũng nên chọn những người có cùng sở thích, cùng đam mê để lựa chọn nơi thực tập phù hợp với sở thích, đam mê đó nhằm tránh trường hợp “đường ai nấy đi” sau này.

Và cho dù bạn quyết định sẽ thực tập ở một công ty lớn, công ty tầm trung hay công ty nhỏ để thực tập thì đây cũng là một bài toán không hề đơn giản với những người muốn đi thực tập mà ngược lại, nó còn rất “nan giải”. Vì công ty nhỏ thì thường ít khi có việc hoặc toàn là các công việc vặt, kinh nghiệm ít và thù lao cũng ít theo. Một công ty lớn thì tuy việc nhiều nhưng cũng chưa chắc bạn được động tay vào những việc chính yếu mà ngược lại còn bị “sai vặt” bởi các anh chị lớn hoặc quá nhiều việc nên lúc nào cũng trong tình trạng ngồi nhìn văn bản xếp trước mặt cả ngày.

Chính vì vậy hãy tìm tìm việc làm tphcm ở một công ty phù hợp, tìm hiểu thật kỹ về truyền thống của công ty, văn hóa công ty cũng như môi trường làm việc trước khi quyết định thực tập.

3 Chọn thầy hướng dẫn.
Cái này dễ mà không hề dễ. Vì phần lớn các bạn sinh viên không được lựa chọn được người hướng dẫn. Cái này thường do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công.

Thế nhưng, nếu có thể hãy tìm hiểu trước người sẽ dẫn dắt, chỉ dạy mình là ai. Có một câu chuyện ngắn thế này chia sẻ với các bạn: Một cô gái đi học và thi bằng lái xe ôtô, cả ba lần thi đều trượt thực hành vì không biết đề ba, lên dốc. Đến lần thứ tư, thì cô gái thi đỗ. Hóa ra cô trượt chỉ vì thầy dạy trước đó của cô đã quên dặn cô kéo phanh tay…

Thầy dạy quyết định 80% tiếp thu của bạn trong quá trình thực tập. Họ có nhiệt tình, có khả năng truyền đạt kiến thức, chia sẻ kiến thức cho bạn hay không mới thực sự là quan trọng. Đôi khi người thực hành nghề luật giỏi đều chưa chắc đã là những người thầy có tâm và là người thầy giỏi.

4 Kỹ năng nghề nghiệp thực tế
Nghe thoáng qua, các bạn sẽ nhầm tưởng, học ngành luật chỉ cần ghi nhớ đầy đủ các quy định pháp luật, nắm chắc kiến thức pháp lý thì sẽ thành công. Điều đó thực sự là cần thiết nhưng chưa đủ, đối với ngành Luật, những trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng bởi từ lý thuyết đến thực tiễn cách nhau khá xa. Các bạn phải biết vận dụng kiến thức của mình vào đúng trường hợp, đúng tình huống thì mới mang lại hiệu quả.

Vì thế, trong quá trình học các bạn phải:

Tham gia vào các hoạt động thực tế tại khoa.
Tham gia các buổi tư vấn pháp luật tại các công ty.
Tham dự các buổi sinh hoạt định kì của các câu lạc bộ chuyên môn.
Nên tìm các công việc liên quan đến chuyên môn ngành học để làm thêm, có thể là có lương hoặc không lương nhưng có thể tích lũy cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu.

5 Các kỹ năng “mềm” cần thiết
Ngoài ra, các yếu tố không thể thiếu cho ứng viên ngành luật thời hiện đại là các kĩ năng mềm bởi vì ngành luật là một trong những ngành gắn liền với hoạt động giao tiếp, ứng xử. Bạn có thể rèn luyện thêm kĩ năng mềm cho mình bằng cách:

Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, Trường, các câu lạc bộ.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.
Thường xuyên tham gia các hoạt động nhóm để có kỹ năng làm việc nhóm như lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc, phối hợp trong các hoạt động.
Rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề qua các phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường.
Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin trên các phương tiện sách báo, internet,…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN