Bất ngờ tìm hiểu với danh sách 10 nghề nghiệp có tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác cao nhất do Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp châu Âu thống kê dựa vào tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác trong tổng quy mô dân số.
1. Nhà khoa học
Nghe thì khá ngạc nhiên, nhưng những căng thẳng và cạnh tranh trong việc nghiên cứu lại có thể khiến không ít người hướng tới cái chết. Theo thống kê thì các nhà khoa học có tỉ lệ tự sát cao hơn phần đông dân số trong nước tới 1.28 %. Nam giới lại tự sát cao hơn nữ. Cứ 45 nhà khoa học nam tự sát thì có 5 nhà khoa học nữ tự sát. Nghe thì ai cũng nghĩ là nghề này khá nhẹ nhàng. Nhưng ít ai thực sự biết nỗi khổ của những người trong cuộc.
2. Người làm việc ở nông trại
Công việc này có mức lương khá thấp. Chưa đầy 20,000 USD mỗi năm, chưa kể đến các công việc nặng nhọc chồng chất và nguy hiểm. Vào năm 2012 đã có tới 216 vụ tai nạn lao động chết người trong ngành này. Tạp chí Forbes đã liệt ngành này vào những công việc chết chóc nhất thế giới.
3. Thợ điện
Với tỉ lệ tự sát cao hơn bình thường tới 1,38% cho một công việc tưởng chừng là có lợi cho xã hội. Nguyên do chính được cho là do sự phơi nhiễm từ trường của người thợ điện hàng ngày khi họ sửa chữa các trụ điện cao thế. Việc phơi nhiễm này có thể ảnh hưởng tới não bộ, dẫn tới trầm cảm, rồi cuối cùng là tự sát.
4. Nhân viên bất động sản
Một công việc có thể kiếm cho bạn cả trăm triệu USD hoặc có thể khiến bạn khánh kiệt. Với những rủi ro lớn sau cuộc khủng hoảng nhà đất xảy ra, không lạ gì khi tỉ lệ tự sát trong ngành này cao hơn người bình thường tới 1,38%. Do khi giá cả cứ lúc lên lúc xuống, khách hàng sẽ rất do dự khi quyết định mua một căn nhà. Và việc đó sẽ rất có hại cho các nhân viên trong ngành này.
5. Sĩ quan cảnh sát
Với những căng thẳng,áp lực về mặt thể xác lẫn tinh thần. các sĩ quan trong ngành thường không được ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày và phải liên tục chiến đấu chống tội phạm từ lớn tới bé. Những căng thẳng đó đương nhiên có thể đẩy bất cứ ai vào tình trạng trầm cảm
6. Luật sư
Theo các nghiên cứu thì khoảng 40% các học viên trường luật đã bị trầm cảm trước cả khi họ tốt nghiệp. Cộng thêm môi trường đầy những căng thẳng và áp lực trong ngành luật. Rồi cả áp lực lên lương tâm của họ khi bào chữa cho kẻ xấu. Dẫn tới việc các người trong ngành luật sư có tỉ lệ tự sát cao hơn bất kì ai.
7. Nhân viên tài chính
Cũng như nhà đất, ngành tài chính cũng đầy rẫy rủi ro và áp lực. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, đã có biết bao nhiêu người theo ngành này đã lao mình ra của sổ. Các nhân viên ngành tài chính có tỉ lệ tự sát cao hơn người thường tới 1,51 %.
8. Nha Sĩ
Có thể ít người biết nhưng nha sĩ được xem là một trong những công việc gây stress nhiều nhất, từ những bệnh nhân “khó tính”, thời gian làm việc quá lâu và nhất là tỉ lệ thành công lại tùy thuộc vào khiếu thẩm mỹ trời sinh. Các nha sĩ thường dễ bị mắc những hội chứng rối loạn thần kinh,nhưng lại ngại tới gặp chuyên gia tâm lí để khám,dẫn tới những vụ tự sát đau lòng này.
9. Bác sĩ
Với tỉ lệ tữ sát cao nhất, hơn những công dân khác tới 1.87 %. Nghề bác sĩ mang lại áp lực lên lương tâm nhiều hơn bất cứ nghề nào khác. Và cũng như nha sĩ, các bác sĩ lại ngại tới các chuyên gia tâm lí khi họ bị trầm cảm. Cộng thêm do họ sợ “mang tiếng” là “đã là bác sĩ mà còn phải tới…bác sĩ” nên họ cứ giấu diếm cho tới khi mọi việc trở nên quá muộn.
10. Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng cùng các kỹ thuật tốt, phải chẩn đoán đúng và rất ít chỗ cho sai lầm. Có nhiều bác sĩ thú y vì vừa phải tiếp xúc với bệnh lại vừa phải tiếp xúc cùng các con vật đã bị bệnh có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm và cảm xúc căng thẳng. Tương tự các bác sĩ y tế thì các bác sĩ thú y cũng phải làm việc trong nhiều giờ và phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bị khiếu nại hoặc thưa kiện.