Top Những món đặc sản nên ăn khi du lịch Tây Bắc

0
1042
Vật Phẩm Phong Thủy

Khu vực Tây Bắc rất được dân đam mê xê dịch yêu thích . Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và những con đường đèo vô cùng đẹp . Và khi nhắc đến du lịch Tây Băc , núi rừng nơi đây đã ban cho chúng ta những sản vật vô cùng ngon cùng với khả năng chế biến hảo hạn của con người nơi đây đã làm nên những món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng.

1.Thắng Cố , Rượu Ngô
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Thắng cố

Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.

2.Sâu Tre (Sùng Tre)
Sâu tre hây còn có tên gọi khác là Sùng tre là món ăn đặc sắc của bà con dân tộc Thái vùng núi Tây Bắc. Xuất hiện vào giữa tháng 10 âm lịch, đến với Tây Bắc vào khoảng thơi gian này các bạn sẽ may mắn khi được thưởng thức.


Đặt đũa dùng thử bạn sẽ cảm nhận được vị béo hòa lẫn với các gia vị đặc trưng của bà con dân tộc nơi đây. Sâu tre được chế biến theo 2 cách, một là sau khi bắt về đem phơi khô trước khi chế biến, hoặc luộc sơ qua để sâu cứng lại trước khi nấu món ăn nào đó. Cách làm này làm cho sâu giữ được chất ngon, từ cách chế biến đó có thể nấu ra ra hàng chục món ăn khác nhau như xào, chiên, băm chả,… để cảm nhận được vị thơm ngậy đặc trưng của món sâu tre các bạn cần phải chấm với nước măng chua.

3.Gỏi Cá Hoa Chuối Rừng
Món gỏi cá hoa chuối rừng thường được chế biến từ các loại cá chắm, cá chép to từ 1kg trở lên như vậy thịt cá mới dày và ngon hơn. Thịt để làm món gỏi lấy ở 2 bên lườn, lọc da và xương sau đó rửa với nước muối. Trong phong tụ của người Thái khi có khách đến nhà chơi, khách quý mới được mời món gỏi cá này, nên khi vào bữa khách tháy món này quý lắm.

Gắp miếng gỏi cá, trong vị ngọt dai dai của cá là vị giòn giòn của hoa chuối, dậy mùi rau thơm. Nhấp chén rượu cay nồng tưởng chừng như câu chuyện bên bàn rượu nói mãi không dứt.Gỏi cá hoa chuối

4. Thịt Trâu Gác Bếp
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng Điện Biên của đồng bào dân tộc nơi đây. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.

Thịt trâu gác bếp

Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

5. Nhót Xanh Chấm Chẻo
Gia vị đồ chấm tạo nên món ăn này. Với bắp cải, tỏi tươi, gừng, nhót chấm với muối chẩm chéo hoặc nước mắm được pha chế cầu kỳ từ nhiều loại rau củ. Khi ăn có cảm giác cay của gừng tỏi ớt nướng, chát của nhót, quện vị hạt tiêu rừng. Người nếu đã ăn món này một lần sẽ nhớ mãi vì chỉ cần nói đến tên thôi sẽ lập tức lên cơn thèm.


6. Nhứa Pho (Thịt Băm Gói Lá Chuối)
Đến với tây Bắc đặc biệt món ăn Nhứa pho bạn nhất định phải thử dù chi một lần. Món này được làm từ thịt lợn, thịt, trâu, bò, gà đều được. Thịt băm nhỏ độn thêm rau để ăn đỡ ngấy, cùng gia vị trộn đều. Lấy lá chuối hay lá cây giềng, lá giong gói kỹ rồi nướng trên bếp lửa. Các lớp lá bên ngoài sẽ bị cháy xém, toả ra mùi thơm hấp dẫn. Mùi thơm này cũng sẽ được thịt hấp thụ tạo ra hương vị riêng

7. Lạp Sườn Hun Khói
Nguyên liệu chính vẫn là thịt lợn ba chỉ, lòng lợn và gia vị. Thịt chế biến xong được ướp ngấm gia vị và nhồi vào lòng, để lên gác bếp. Khói bếp sẽ tạo ra hương thơm đặc trưng và độ ngậy vừa phải cho món ăn.


8. Cá Bống Vùi Tro
Nếu có dịp đến với huyện Phong Thổ, bạn chớ bỏ qua món cá bống vùi tro – đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống có sẵn ở các con sông, suối, sau khi bắt về được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom… Sau khi ướp khoảng 15 – 30 phút, cá sẽ được gói gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.

Cá bống vùi tro.

9. Pa Pỉng Tộp
Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột… băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.

MPa pỉnh tộp (cá gập nướng).

Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn.

10.Cơm Lam Bắc Mê
Hà Giang là một vùng phì nhiêu với những loại gạo nếp thơm ngon nổi tiếng thì cơm lam Bắc Mê đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.

Cơm Lam

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN