Top 6 lời nói dối không xấu lại cực cần thiết chốn công sở

0
1974
Vật Phẩm Phong Thủy

Nói dối không phải là điều tốt, Nhưng đôi khi cuộc sống cần sự linh động, để mọi thứ trở nên suôn sẻ, để phát triển hơn trong sự nghiệp, đôi khi chúng ta cần nói dối, miễn là lời nói dối không gây hại, không làm tổn thương cho người khác. Các bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau:

1 “Tôi đã học được rất nhiều từ vị sếp cũ”
Có thể không ai trong công ty biết người sếp cũ đối xử tốt với bạn ra sao, tuy nhiên, dù sự thật không như bạn mong muốn, bạn không nên chỉ trích và nói tiêu cực về họ. Thay vào đó, hãy cư xử khéo léo hơn bằng cách thể hiện sự nể trọng và biết ơn của mình dành cho vị sếp đó. Đây là lời nói dối hoàn toàn vô hại nhưng lại mang đến tác động tích cực cho bạn khi tìm việc làm. Không một người sếp hay đồng nghiệp nào muốn hợp tác với những ai thiếu tôn trọng và bày tỏ sự khó chịu gay gắt đối với sếp hay đồng nghiệp cũ, vì vậy bạn không nên để những lời nói thật và cảm xúc thật không dung thời điểm đó khiến bạn bị đánh giá thấp bởi Sếp và đồng nghiệp hiện tại.

2 “Đây là lỗi của tôi”
Trong văn hóa ứng xử công sở, điều tối kỵ là khi bạn đổ lỗi và công kích một người đồng nghiệp khác khi đứng trước lời khiển trách của sếp. Mặc dù bạn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này, tuy nhiên, bạn cần uyển chuyển và linh hoạt hơn trong cách giao tiếp bằng cách nhận một phần trách nhiệm về mình – điều này vô cùng cần thiết trong một vài trường hợp khi tìm việc làm tphcm. Với lời nói dối vô hại này, bạn đã thể hiện thiện chí của mình trước hoàn cảnh, chính vì điều này, sếp và đồng nghiệp sẽ tôn trọng và đánh giá cao bạn hơn.

3 “Tôi có thể làm được”
Sự thật là: Bạn lo lắng vì không biết mình có đủ khả năng thực hiện dự án. Đừng vội vàng từ chối vì lo sợ không làm được. Hãy bình tĩnh và tự tin nắm lấy cơ hội vì hẳn sếp đã nhìn thấy được khả năng của bạn nên mới giao trọng trách này. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn hoàn toàn có thể nhờ sếp hướng dẫn cũng như yêu cầu trợ giúp từ những thành viên trong nhóm. Nhớ nhé, fake it before make it!

4 “Tôi đang rất hào hứng với công việc”
Sự thật là: Chỉ cần 1 người có thái độ tiêu cực, nó sẽ lây lan cho đội ngũ nhân viên và đồng nghiệp. Vì vậy, hãy giả vờ yêu thích công việc của bạn. Hãy cố gắng tìm những điểm thú vị và nhiều cách khác nhau để tận hưởng nó. Đây là một bí quyết nhỏ như thôi miên lý trí để trở nên tích cực hơn. Bạn có thể hỏi một số đồng nghiệp về những gì họ yêu thích trong công việc và cố gắng nhìn thấy những gì bạn còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân khi tìm việc làm thêm.

5 “Với sự giúp đỡ của bạn, chúng ta có thể cùng phát triển công ty.”
Bạn đang trong vai trò của một nhà lãnh đạo, bạn nhận thấy công ty đang có chiều hướng đi xuống. Đừng vội bày tỏ điều này với những nhân viên cấp dưới của bạn. Bạn cần một tinh thần lạc quan, luôn nhìn vào những điều tích cực và chuyển những suy nghĩ ấy vào trong nhân viên của bạn để họ đoàn kết và cùng nhau nỗ lực làm việc. Đây không phải là xem nhẹ vấn đề mà dùng suy nghĩ tích cực để giải quyết khó khăn. Lời khuyên của nhà quản trị Jack Welch.

6 “Tôi không thấy phiền khi giúp đỡ đồng nghiệp của mình”
Đây là câu trả lời được nhiều người lựa chọn, nhưng trên thực tế liệu đó có phải là sự thật mà bạn cảm nhận hay không? Không thể phủ nhận rằng, hằng ngày bạn phải đối diện với hàng tá công việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó khăn để xoay sở giải quyết chúng, cộng thêm việc giúp đỡ đồng nghiệp nữa thì chẳng dễ dàng chút nào.

Khi ở trong tình huống này, đa phần chúng ta sẽ chọn cách giúp đỡ, nhưng không phải lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ. Nhưng rõ ràng, với lời nói dối này sẽ biến bạn trở thành anh hùng trong mắt sếp và đồng nghiệp, và đương nhiên là sẽ được mọi người vô cùng quý mến. Nhưng đừng quên rằng, mọi thứ chỉ dừng ở một mức độ vừa phải, nếu không bạn sẽ dễ bị rơi vào tình huống bị lợi dụng hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến công việc của mình.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN