Top 8 lý do hay gặp khiến nhân viên rời khỏi doanh nghiệp

0
1595
Vật Phẩm Phong Thủy

Có rất nhiều lý do để nhân viên phải rời bỏ công việc hiện tại. Mình xin được liệt kê 8 lý do chính, thiết yếu khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

1. Trả lương không thỏa đáng
Một số ít nhân viên đi làm vì đam mê, vì niềm yêu thích công việc, muốn va chạm, trải nghiệm,… và đại đa số vẫn luôn phấn đấu vì đồng lương hàng tháng để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của mình. Họ cần tiền để sống, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Có thể nhân viên yêu thích công việc hiện tại và muốn gắn bó lâu dài, nhưng nếu như lương không thỏa đáng, không giúp họ trang trải nhu cầu cuộc sống, họ cũng sẽ muốn rời bỏ doanh nghiệp để tìm đến công việc được trả lương cao hơn.

2. Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp
Nếu chủ doanh nghiệp chỉ cho nhân viên làm một công việc cho đến khi hết tuổi lao động sẽ gây sự nhàm chán công việc. Doanh nghiệp phải hiểu rằng, nhân viên có kinh nghiệm muốn có một công việc có cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến trong tương lai. Họ muốn có cơ hội để phát triển, họ muốn được thử thách. Nếu không có cơ hội phát triển nghề nghiệp thì sớm hay muộn họ cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc mới.
Nhân viên nghỉ việc ra đi

3. Không công bằng
Có lẽ lý do khiến nhân viên bất mãn nhất, đến mức có thể phải nghỉ việc đó là sếp không công bằng. Khi bước vào môi trường công sở, nhân viên đều hiểu rằng ai cũng có quyền ngang nhau, ai cống hiến nhiều hơn sẽ được ghi nhận nhiều hơn. Thế nhưng ở các doanh nghiệp vẫn đang tồn tại sự thiếu công bằng. Điều này khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, và chắc chắn rằng họ sẽ không muốn làm việc tại công ty lâu dài.

4. Bị thiếu tôn trọng và bị đánh giá không đúng năng lực
Nguyên nhân đầu tiên khiến cho nhân viên nghỉ việc nhiều nhất đó là bị thiếu tôn trọng và bị đánh giá không đúng năng lực của mình. Khi doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lợi ích, sự hài lòng của đối tác và năng suất mà ngược đãi nhân viên sẽ khiến họ có xu hướng từ bỏ công việc đang làm. Bởi vì nhân viên cũng cần được tôn trọng, khi được tôn trọng họ sẽ thoải mái để có thể làm việc tốt được.

5. Không được công nhận
Điều khiến nhân viên bất mãn với doanh nghiệp dẫn đến nghỉ việc một phần cũng là do công lao cống hiến không được ghi nhận. Nếu nhân viên chăm chỉ, làm cả ngày cả đêm cho xong dự án, họ không có thời gian chăm sóc cho gia đình nhưng lại không được sếp công nhận sẽ khiến nhân viên cảm thấy thất vọng, chán nản và muốn nghỉ việc. Đó cũng là một vấn đề mà người làm sếp luôn phải biết và động viên nhân viên.

6. Công việc không phù hợp
Đa số các doanh nghiệp khi tuyển người, họ đều nghĩ rằng với các công việc đơn giản, thấp thì mọi nhân viên có thể làm được. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu nhân viên A tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin chuyên về lập trình nhưng lại xếp vào nhóm phân tích nghiệp vụ. Như vậy là đã không có sự phù hợp giữa con người với công việc. Sau một thời gian nhất định họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc phù hợp với năng lực, công việc của mình hơn.

7. Không được tin tưởng
Một lý do cũng không kém phần quan trọng khiến nhân viên bỏ việc đó là không được tin tưởng. Một nhân viên cống hiến hết mình rồi bỗng chốc nhận ra một điều là họ không được sếp tin tưởng, luôn bị hoài nghi sẽ khiến họ không có tâm trí để làm việc, thậm chí là gặp khách hàng cũng không cảm thấy tự tin. Dù ở vị trí nào, sự tin tưởng của sếp đối với nhân viên cũng luôn là điều quan trọng để giữ nhân viên gắn bó dài lâu với công việc.

8. Công việc bị Stress
Công việc quá vất vả, nhiều việc cũng có thể khiến cho nhân viên cảm thấy bị stress. Nếu tình trạng stress kéo dài, họ sẽ có xu hướng nghỉ việc và chuyển việc khác. Đó cũng là một nguyên nhân mà những nhà quản lý phải suy nghĩ cân nhắc khi giao nhiệm vụ cho nhân viên.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN