Top 5 điều cần lưu ý khi thiết kế kiến trúc nhà ống

0
1509
Vật Phẩm Phong Thủy

Thiết kế kiến trúc nhà ống không chỉ phải đảm bảo về sự gọn gàng, khoa học mà còn hài hào về phong thủy vì diện tích của nhà ống khá đặc biệt. Không gian, các phòng chức năng, xu hướng kiến trúc hiện đại là những điều cần lưu ý đối với kiến trúc sư thiết kế kiến trúc nhà ống như nhà bếp hay tủ bếp gỗ phù hợp.

1 Thiết kế kiến trúc nhà ống cần thống nhất quan điểm thẩm mỹ giữa gia chủ và kiến trúc sư
Đã có nhiều trường hợp xuất hiện thêm nhiều chi tiết ngoài bản vẽ thiết kế. Bởi khi nhận được bản vẽ rồi mà gia chủ lại thêm bớt, thay đổi phòng, tiếc đất nên lại bày thêm đồ… rồi tự nhốt mình vào một cái hộp kín bưng. Chính vì thiếu sự thống nhất giữa gia chủ và nhà thiết kế dẫn đến một vài điểm lệch trong kiến trúc.

Việc gia chủ tham gia vào việc thiết kế khi trao đổi về sở thích, thói quen sinh hoạt, công năng của ngôi nhà hay mẫu tủ bếp gỗ tự nhiên phù hợp, tuy nhiên khi đề bặt mong muốn thì gia chủ cũng cần tính toán và suy nghĩ chắc chắn để tránh sự thay đổi quá nhiều, làm mất nhiều thời gian của cả hai bên. Đồng thời, kiến trúc sư cũng cần phải nắm chắc được những yêu cầu cũng như mong muốn của chủ nhà cộng với chuyên môn và kinh nghiệm đã có để tìm ra hướng thiết kế hợp lý nhất.

2 Khi thiết kế nhà ống cần phải xác định rõ các khu vực chức năng trong nhà
Thiết kế kiến trúc nhà ống luôn phải đối mặt với một cái khó đó chính là chỉ có một mặt thoáng vì thế sẽ có khá ít sự lựa chọn trong việc bố trí và thay đổi một số vị trí cấu trúc của ngôi nhà. Bên cạnh đó, khi thiết kế nhà ở luôn có yếu tố phong thủy để mang đến sự hài hòa nhất định, gia chủ yên tâm làm ăn. Nhà ống thường hẹp về chiều ngang nên kiến trúc thường phải cắt ngang, cách ly giữa các phòng thành những cái hộp nhỏ xếp nối tiếp nhau. Một giải pháp được nhiều kiến trúc sư lựa chọn đó chính là kiểu kiến trúc lệch. Nhà lệch tầng sẽ tạo ra nhiều ánh sáng và thông thoáng hơn mà vẫn tận dụng được tối đa không gian.

3 Thiết kế nhà ống đẹp hài hoà thân thiện với thiên nhiên tạo cảm giác gần gũi, thống nhất và khoa học
Khi xây dựng thiết kế nhà ống và thi công sẽ không tránh khỏi đụng chạm tới hàng xóm lân cận. cho nên điều trước tiên là nói chuyện và kiểm tra công trình của họ trước khi khởi công để tránh xảy ra xung đột trong quá trình xây dựng. Thực tế đã có không ít trường hợp xảy ra cãi vã, đền bù vì những ảnh hưởng ví dụ như nứt tường, điện lưới.. kiến trúc nhà ống phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Điều đó không có nghĩa phải thiết kế đồng bộ, giống những ngôi nhà quanh xóm và cũng không nên sử dụng màu sắc quá sáng làm chói mắt khó nhìn hay thiết kế quá cầu kỳ.

4 Tạo giếng trời
Khi xây nhà ống, người ta thường sử dụng giếng trời như một giải pháp tối ưu cho vấn đề thông thoáng và lấy nguồn sáng tự nhiên cho phòng bếp là nơi đặt tủ bếp công nghiệp. Cho dù là xây nhà ống một tầng hay nhiều tầng, nhưng nếu có chiều dài từ 12m trở lên thì nên tạo từ 1 – 2 giếng trời và trải đều suốt chiều dài căn nhà. Giếng trời cũng nên tuân theo quy luật phong thủy và tương ứng với hình thể ngôi nhà, có thể đặt giữa nhà và kết hợp với khu vực cầu thang để tiết kiệm không gian hay đặt ở cuối nhà để che lắp cho khuyết điểm bị mất góc hay bị méo mó về diện tích.

5 Hạn chế thay đổi thiết kế quá nhiều
VIệc thiết kế cần được thống nhất giữa khách hàng và KTS để đưa đến phương án cuối cùng không làm mất thời gian của hai bên. Rất nhiều gia đình do không có lập trường về kiểu nhà mong muốn, hay chưa tính toán kỹ dẫn đến thay đổi phương án thiết kế đột ngột làm chậm tiến trình thi công của chính họ trong khi cái đích đạt được không như mong muốn. Hoặc khách hàng vì nhìn thấy một ngôi nhà ống nào đó và mong muốn sao chép lại mà không quan tâm đến sự hài hòa, nhất quán với bên trong và bên ngoài nên càng bế tắc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN