Sau bao năm lao động, tích góp vất vả, cuối cùng bạn cũng đã tích lũy được một khoản tiền lớn. Bạn có ý định mua nhà mặt phố để làm nơi lập nghiệp hay sử dụng cho việc đầu tư, kinh doanh. Cảm giác của bạn lúc này chắc hẳn vừa vui mừng, vừa hồi họp vì sắp được sở hữu điều mà mình ao ước bấy lâu nay. Có một thực tế là không phải cứ có nhiều tiền là sở hữu được bất động sản như ý bởi tình hình thị trường hiện nay khá phức tạp. Để mua bán nhà đất như mong muốn, bạn cần nghiên cứu những tiêu chuẩn dưới đây để đảm bảo sự an toàn về pháp lý cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng.
1 Không nên vội vã
Đây là quy tắc thách đố cảm tính. Hãy tập luyện thói quen nếu không mua được căn nhà phố này, vẫn còn những căn khác đang chờ bạn. Đừng tiếc “hàng ngon” rồi cố mua bằng mọi giá và dễ sa đà vào bẫy và mua hớ. Nếu ngập ngừng với căn nhà đang xem, bạn hãy tạm gác lại, tìm thêm những mục tiêu mới. Thị trường luôn còn đó nhiều cơ hội phía trước.
2 Vị trí thuận tiện
Vị trí của căn nhà là vô cùng quan trọng và cần phải thuận tiện cho việc đi lại của các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà cần phải có đầy đủ hạ tầng phục vụ cho việc đi lại, đường sá phải đủ lớn, không bị ngập nước vào mùa mưa để đi lại dễ dàng cho sinh hoạt hàng ngày và cho một số việc khẩn cấp như chữa cháy, cứu thương,…
3 Hạn chế mua lúc thị trường nóng sốt
Đây là quy tắc kỷ luật về thời điểm. Giai đoạn sốt đất là cột mốc xấu nhất để tiến hành một giao dịch nhà phố. Lý do, cơn sốt tác động mạnh đến tâm lý bên bán, khiến họ tăng giá vô tội vạ, thiếu cơ sở và tạo nên những mức giá bất hợp lý trên thị trường. Ngược lại, cơn sốt khiến người mua bối rối, sợ vuột mất cơ hội, càng cố mua cho bằng được. Đa số các thương vụ mua nhà phố bị hớ tiền tỷ đã diễn ra trong thời kỳ sốt đất. Do đó, tránh mua ban nha trong thời điểm này là giảm thiểu được rất nhiều rủi ro.
4 Pháp lý và quy hoạch
Tiếp cận được căn nhà ưng ý, xác định được mức giá phù hợp, yếu tố quan trọng cuối cùng cần lưu ý là pháp lý của tài sản và yếu tố quy hoạch.“Sổ hồng/sổ đỏ” chỉ mới là tiền đề căn bản khi xem xét đến yếu tố pháp lý của một tài sản.
Người mua nên kiểm tra kỹ các mục được ghi nhận trong Giấy chứng nhận, đặc biệt phần “các lưu ý khác”, “sơ đồ vị trí” và “nội dung trang bổ sung”. Những mục này thường là ô thể hiện các ghi chú đặc biệt về bất động sản và có thể, nếu không để ý kỹ, người mua sẽ không lường trước được rủi ro về tài sản. Ở khu vực Tân Bình, tài sản có thể bị hạn chế xây dựng do gần sân bay; ở khu vực Thủ Đức, tài sản có đất sử dụng chung; ở khu vực Hóc Môn vàquận 12, tài sản là đất hỗn hợp, thổ mộ, tài sản có một phần lối đi chung… Một số trường hợp điển hình được ghi nhận, những yếu tố mà đi thực tế tài sản, nếu không để ý kỹ, cũng không nhận biết được.
Đồng thời, do sự thay đổi hệ thống luật và các quy định về đất đai qua nhiều năm, thị trường đang tồn tại nhiều mẫu Giấy chứng nhận/Pháp lý tài sản với cấu trúc thể hiện khác nhau. Do đó, với các hồ sơ pháp lý đã cũ, những yếu tố về sử dụng đất (chung/riêng) và thông tin quy hoạch nên được kiểm tra chắc chắn.
5 Xác định mục đích mua nhà
Khi mua nhà, điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến là mục đích mua nhà là gì? Làm chỗ ở cho gia đình, làm nơi ở kết hợp kinh doanh hay chỉ là mua nhà để kinh doanh kiếm lời? Về loại nhà thì bạn nhắm đến nhà phố, nhà mới, nhà cũ hay căn hộ? Quy mô bao nhiêu phòng và diện tích bao nhiêu? Kiến trúc như thế nào? Phong thủy có phù hợp vận mệnh, sự nghiệp và gia đình của bạn hay không? Mua nhà là một trong ba việc quan trọng của đời người: “tậu trâu, làm nhà, cưới vợ”, cần xét đầy đủ các yếu tố khác nhau. Cần sẵn sàng về tâm lý, tài chính, có sự đồng thuận của cả vợ và chồng thì mọi chuyện suôn sẻ sẽ đến với bạn.