Thông thường, sếp sẽ dùng máy xách tay để tiện cho việc giao dịch và đi lại. Tuy nhiên, phòng làm việc của sếp cũng nên bố trí thêm máy tính bàn để sử dụng tại văn phòng. Những đồ thường xuyên sử dụng trong công việc hàng ngày như sổ sách, giấy nháp, bút có thể bố trí bên phải. Bên cạnh đó, thiết bị nghe như điện thoại bàn, bộ đàm đặt vị trí bên trái. Dãy kệ sách, tủ sách, tài liệu, thư viện sách bố trí bám dọc bên trái tạo sự thuận tiện cho bạn khi lấy đồ.
1 Lựa chọn vị trí tốt cho phòng làm việc
Vị trí phòng làm việc của sếp là quan trọng nhất, là mấu chốt sự thành bại doanh nghiệp. Trên nguyên tắc thì nên ở phía sau cửa ra vào văn phòng công ty, như thế sẽ dễ dàng nắm bắt và quan sát nhân viên và theo phong thủy, vị trí đó sẽ khiến nhân viên sẽ kính trọng họ hơn.
Ngược lại, nếu thiết kế vị trí của sếp ở gần cửa sẽ dẫn đến hiện tượng “vua nhọc, tôi nhàn”. Sếp việc gì cũng phải tự làm, nhân viên thì khá bị động, không có tinh thần trách nhiệm đối với đơn vị.
2 Cách bố trí đồ vật trên bàn làm việc
– Phong thuỷ học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để tăng khả năng tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ, trên bàn làm việc phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu, vật dụng này được phong thuỷ gọi là tháp văn xương. Nếu đặt 4 tháp văn xương trên 4 góc bàn làm việc, sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người giám đốc. Phòng làm việc của giám đốc hai bên cần có cửa sổ kính, nhưng ánh sáng quá mạnh quá thông lại không tốt, nó làm cho người ở trong phòng dễ bị suy nhược thần kinh hoặc cảm thấy mệt mỏi. Nếu như ngoài cửa sổ là các cảnh sắc không đẹp thì nên lấy rèm che đi. Về cung vị thì cửa sổ quay về các hướng Đông, Nam, Tây đều được duy chỉ không nên quay về Bắc. Bởi Bắc là thuộc cung Khảm, chủ về mệt mỏi, vất vả (Khảm – Hãm). Âm Khí quá thịnh, Dương Khí khó phát triển, áp lực cho công việc sẽ rất lớn. Nếu như là bất khả kháng thì cửa sổ không nên mở quá lớn, hoặc không nên ngồi quá gần. Các vật dụng trong phòng như giá sách, bàn làm việc nên dùng các màu ấm áp để chống lại âm khí và tủ bếp gỗ ở nhà cũng nên dùng màu ấm áp.
3 Bàn làm việc cho lãnh đạo phải có chỗ dựa
Sau lưng người ngồi phải có “chỗ dựa” như bức tường. Khoảng cách giữa ghế văn phòng với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.
Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện… Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc… Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.
4 Đồ đạc trang trí phòng sếp
Đồ đạc trang trí trong phòng làm việc của sếp không cần quá quy chuẩn theo phong cách văn phòng. Đồ trang trí có thể là đồ cá nhân, nhấn mạnh những thành tích hoặc vật kỷ niệm do đối tác tặng. Ngoài ra, một bức tranh phong cảnh mát mắt trang trí trong phòng giúp sếp thư giãn khi mệt mỏi, căng thẳng.
Bàn làm việc của sếp thường to và dầy, tạo cảm giác chắc chắn (ví dụ gỗ 2 lớp, gỗ tự nhiên, có sức nặng, sự ổn định). Ngoài ra, chiếc bàn rộng rãi, đủ không gian giúp bạn có thể bày bừa giấy tờ vì công việc thường nhiều và lộn xộn. Bên cạnh các chức năng chung, bàn làm việc có thể trang bị thêm một ngăn riêng tư để gương, lược. Điều này giúp bạn trang điểm nhanh, chỉnh tề trước khi khách bước vào phòng.
Nếu muốn bài trí đồ vật phong thủy như quả cầu thủy tinh trong suốt, có thể đặt phía trước mắt. Một số sếp có sở thích trưng bày tượng hổ, báo, đại bàng (quan võ) và nhân vật thần tượng (tượng cho quan văn) có thể bố trí 2 bên bàn (ảnh thần tượng… phía trái, hơi lùi; bên phải là con hổ, báo). Phía sau lưng có thể treo biểu tượng, mục tiêu gắn với công việc hàng ngày (ví dụ logo, slogan của công ty) nhất là tủ bếp gỗ tự nhiên ở nhà.
5 Kiểu dáng và diện tích bàn làm việc của sếp
Về phương diện kiểu dáng, phòng làm việc có quá nhiều cột thì sếp khó mà hòa hợp được với nhân viên cũng như khách hàng của công ty. Phòng làm việc hình tròn thì của cải không tụ lại được.
Diện tích phòng của sếp cũng không nên quá to, nếu không sếp sẽ cảm thấy bị cô lập, công việc chung cũng không tiến triển được. Không nhất thiết cứ phòng lớn thì mới có khí phách. Đương nhiên, cũng không nên để phòng quá nhỏ, vì phòng nhỏ đồng nghĩa với công ty sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng nghiệp vụ, quy mô phát triển cũng bị hạn chế và cũng cần phải chú ý tới kích tướng tủ bếp gỗ công nghiệp ở nhà.
6 Hướng bàn
Trong phòng của sếp không nên có kính quá to, quá nhiều vì nó sẽ làm giảm tính riêng tư. Nên dùng rèm để trang trí. Bàn nên hướng ra cửa sổ hoặc nhìn thấy nhân viên, tốt nhất là thống nhất với chỗ ngồi của nhân viên hoặc với cùng hướng với tòa nhà. Nếu hướng ngồi của ông chủ ngược hướng ngồi của nhân viên, nhìn có vẻ nhân viên dễ tỏ ra phục tùng nhưng thực chất là chống đối, khó có thể chỉ huy thống nhất được, thậm chí nhân viên còn chân trong chân ngoài.