Top 5 chiêu lừa đảo phổ biến bạn nên đề phòng khi mua bán nhà đất

0
1579
Vật Phẩm Phong Thủy

Sổ đỏ là tên gọi nôm na của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất” gần như là bằng chứng hợp pháp nhất, chắc chắn nhất về quyền sở hữu của một căn nhà hay một thửa đất. Mua bất động sản mà bên bán có sổ đỏ chính chủ thì theo lẽ thông thường, người mua sẽ yên tâm, không sợ bị lừa. Nhưng không phải! Mua nhà có sổ đỏ người mua vẫn bị lừa, với hàng loạt chiêu thức vô cùng tinh vi.

1 Sổ đỏ bị tẩy xóa thông tin
Nguyễn Nha Trang trú tại phường Thịnh Quang, Hà Nội là một người đàn bà đẹp, đã vậy còn là con gái rượu của một giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Chị Nguyễn Thúy H, một nạn nhân của Trang, cũng đã tin Trang bởi cái vẻ ngoài đại gia ấy. Số là năm 2010, có nhu cầu mua đất, chị đã được giới thiệu đến gặp Trang. Lúc đó Trang nói chị ta đang có một mảnh đất 284m2 ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, sổ đỏ đứng tên chồng Trang, giá bán là 3,3 tỷ đồng.

Chị H được Trang đưa ra tận nơi, xem tận mắt cả mảnh đất lẫn sổ đỏ và hai bên thuận mua vừa bán. Sau đó, hai bên tiến hành các thủ tục. Trang ký giấy ủy quyền định đoạt mảnh đất trên cho chị H và bàn giao sổ đỏ. Chị H chuyển cho Trang 3,3 tỷ đồng. Cầm được sổ đỏ gốc trong tay, cộng với bản hợp đồng ủy quyền định đoạt mảnh đất nói trên, chị Hằng yên tâm về độ chắc chắn của giao dịch này.

Hai tháng sau, chị đến UBND phường Định Công để làm thủ tục nộp thuế lô đất này thì mới té ngửa, khi được biết, mảnh đất trên nằm trong khu vực quy hoạch phải thu hồi. Và trên thực tế, từ cuối tháng 07/2009 tức là trước thời điểm Trang bán cho chị gần 1 năm, thì UBND quận Hoàng Mai đã ra quyết định thu hồi. Đồng thời, UBND phường Định Công cũng đã ra thông báo thu hồi sổ đỏ của các diện tích nằm trong diện quy hoạch trong đó có mảnh đất này.

Chưa hết, cũng mãi đến tận lúc này, chị Hằng mới biết rằng trên sổ đỏ nguyên bản thì tại mục IV có ghi rất rõ ràng: “Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch phải thu hồi”. Nhưng tại sổ đỏ mà Trang giao cho chị thì không hiểu sao dòng chữ này đã không còn nữa. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP Hà Nội cho thấy, mục IV ghi trên sổ đỏ này đã bị tẩy xóa nội dung cũ bằng phương pháp cơ học và nội dung bị tẩy xóa đọc được là: “Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch phải thu hồi”.

2 Mất tiền cọc vì tin lời “cò”
Một trong những thủ đoạn được các đối tượng lừa đảo trên thị trường áp dụng chính là chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng. Một bạn đọc kể: “Hai vợ chồng mình từ quê lên Hà Nội lập nghiệp, sau bao vất vả và huy động cả hai bên nội ngoại giúp đỡ mới gom đủ hơn 1 tỷ đồng để mua đất tại Hà Nội. Sau hơn một tháng đi xem đủ loại đất, gặp đủ loại “cò” mà không tìm được mảnh đất vừa ý.

Hôm vừa rồi đọc trên mạng thấy có mảnh đất tại HN1 gần chỗ làm, khoảng tầm tiền đó nên vào xem. Được “cò” đất dẫn đi xem thấy rất ưng ý, mình hỏi xem sổ đỏ thì được cho xem sổ đỏ photo. Mình yêu cầu gặp chủ nhà để đàm phán giá thì “cò” bảo mảnh đất này được chủ nhà ủy quyền cho văn phòng của họ rồi nên họ sẽ đứng ra nhận đặt cọc và hẹn ngày để gặp chủ nhà làm hợp đồng mua bán công chứng.

Do mình chưa có kinh nghiệm, phần vì thấy mảnh đất đẹp và giá hấp dẫn nên đã làm hợp đồng đặt cọc và hẹn ngày làm hợp đồng. Đúng ngày hẹn mình đến văn phòng của họ thì chả thấy “cò” đâu. Hỏi ra thì bác chủ nhà bảo họ đã thanh lý hợp đồng thuê nhà và chuyển đi rồi. Vậy là đi tong số tiền đặt cọc”.

3 Người bán nhà đất không phải chủ sở hữu nhưng giấy tờ nhà đất là thật
Đã có không ít trường hợp những kẻ lừa đảo, giả danh là người đi mua bán nhà, sau khi xem nhà thì họ yêu cầu chủ sở hữu cho họ xem sổ hồng, sổ đỏ, đồng thời, xin bản photo của sổ này. Thực ra, bước này chỉ là bước đệm để họ thực hiện sổ đỏ, sổ hồng giả.

Sau đó, một người khác cũng trong nhóm của họ lặp lại hành vi nêu trên, lợi dụng lúc sở hở của chủ nhà, họ đánh tráo sổ hồng, sổ đỏ giả với thật.

Lúc này, họ cầm trong tay sổ đỏ, sổ hồng thật, nhưng chính họ không phải chủ sở hữu.

4 Phân lô bán đất “ảo” cho người mua

Một vụ lừa đảo khác xảy ra tại Dự án “Khu nhà ở cao cấp Viet – Inc” tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ. Dự án này mặc dù chưa triển khai nhưng Phạm Mạnh Cường và Nguyễn Thị Minh Thương (Công ty TST) đã tự tạo dựng bản đồ quy hoạch chia lô bán cho 158 người tiêu dùng, núp dưới hình thức “hợp đồng vay vốn” thu về số tiền 280 tỷ đồng.

Cho đến ngày bị bắt giữ, các đối tượng này mới trả lại tiền cho một số khách hàng. Còn hàng trăm khách hàng khác với số tiền hơn 100 tỷ đồng thì nhóm này tuyên bố… không còn khả năng thanh toán(!).

Đây là hai trong số nhiều vụ án đã bị cơ quan điều tra phát hiện thủ đoạn bán nhà trên giấy. Để tránh mắc bẫy lừa, cơ quan điều tra khuyến cáo người dân khi mua bất động sản cần phải chú ý đến tính pháp lý của các dự án.

Cu thể, bên mua nên yêu cầu bên bán cho xem những loại giấy tờ, hồ sơ như Giấy chứng nhận chủ đầu tư; Quyết định thu hồi đất và bàn giao mốc giới; Bản vẽ quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Giấy phép xây dựng… Nếu bên bán không đưa ra được các hồ sơ pháp lý này thì người mua không nên mạo hiểm ký hợp đồng và giao tiền.

5 Chủ sở hữu cùng một lúc nhận tiền cọc từ nhiều người mua nhà
Khi bạn đến xem và mua nhà phố, vì ưng ý giá cả lẫn ngôi nhà, nên bạn quyết định đặt cọc để giữ chỗ mua nhà. Thế nhưng, đó chưa phải là chắc chắn bạn được mua căn nhà đó đâu. Vẫn có những trường hợp chủ sở hữu đã nhận tiền cọc từ bạn, nhưng có người khác đến yêu cầu mua với giá cao hơn, họ chấp nhận yêu cầu đó, mặc dù đã nhận cọc từ bạn.

6 Cùng căn nhà, miếng đất nhưng bán cho nhiều người
Đây là trường hợp thường thấy nhất, khi mà những kẻ lừa đảo, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chỉ thực hiện mua bán nhà đất qua giấy tờ tay, và cùng căn nhà, họ có thể bán cho nhiều người vì nhẹ dạ, cả tin.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN