TOP 5 anime thuộc thể loại coming-of-age hay nhất

0
1936
Vật Phẩm Phong Thủy

Anime thể loại coming-of-age là một thể loại anime kể về quá trình trưởng thành của nhân vật. Cùng điểm qua 5 anime thuộc thể loại coming-of-age hay nhất mọi thời đại dưới đây nhé!

1. Sakamichi no Apollon

Đầu mùa hè năm 1966, do công việc của ba, cậu học sinh trung học năm nhất Kaoru Nishimi, một mình tới Sasebo để sống với người họ hàng. Như duyên số, cậu gặp Sen – bad boy thứ thiệt, cậu Ấm dần mở lòng và thay đổi bản thân. Tình yêu với Jazz, là cầu nối giúp Ấm tìm ra người bạn thực sự của cuộc đời mình.

Sakamichi no Apollon này là một bộ phim về những người trẻ trở thành chính mình, vượt qua những con đường của nhau, và việc tìm kiếm tình bạn, tình yêu và âm nhạc.

2. Hachimitsu to Clover

Hachimitsu to Clover (ハチミツとクローバー) còn được biết với tên HachiKuro (ハチクロ) hay H&C là một loạt manga được viết và vẽ bởi Umino Chika. Loạt manga này được phát hành bởi Shueisha, nó được đăng định kỳ từ ngày 24 tháng 4 năm 2000 đến ngày 28 tháng 7 năm 2006 trên các tạp chí CUTiEcomic, Young YOU và Chorus, sau đó nó được tập hợp lại thành 10 tập tankōbon. Cốt truyện tập trung mêu tả cuộc sống và các mối quan hệ đời thường của một nhóm sinh viên cùng học trong một trường nghệ thuật và cùng sống chung với nhau trong một khu nhà tập thể từ khi còn đi học cho đến khi bắt đầu lập nghiệp trong cuộc sống. Loạt manga này đã đoạt giải Kodansha Manga Award lần thứ 27 cho manga dành cho shōjo. Nhà xuất bản Kim Đồng đã đăng ký bản quyền xuất bản tác phẩm tại Việt Nam với tên bản quyền hiện tại là Honey and Clover.

Loạt manga sau đó đã chuyển thể thành hai bộ anime bởi J.C.Staff và đã phát sóng trên kênh Fuji TV từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2005 và từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2006. Sau đó nó còn được chuyển thể thành phim người đóng và ra mắt tại các rạp ở Nhật Bản từ ngày 22 tháng 7 năm 2006 và hai loạt phim dài tập phát sóng năm 2008, một loạt phim được thực hiện ở Nhật Bản và chiếu trên kênh Fuji TV từ ngày 8 tháng 1 đến ngày 18 tháng 3 năm 2008, loạt còn lại được thực hiện ở Đài Loan và phát sóng trên kênh CTS từ ngày 25 tháng 5 năm 2008.

3. Nana

Phim chỉ dành cho đối tượng trên 16 tuổi. Nana là bộ manga dài tập của nữ họa sĩ Ai Yazawa, được xuất bản tại Nhật năm 2000, sau đó được chuyển thể thành live action năm 2005 và anime năm 2006. Nana luôn nằm trong top các bảng xếp hạng shoujo manga được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Nội dung câu chuyện xoay quanh cuộc sống, tình bạn, tình yêu của hai cô gái trẻ. Cùng có tên Nana, cùng đi chung một chuyến tàu tới Tokyo để theo đuổi giấc mơ, nhưng hai cô gái lại có tính cách gần như trái ngược nhau.Tuy nhiên, sự đối lập đó không những không khiến họ rời xa nhau, mà ngược lại, lại tạo nên một sợi dây liên kết vô cùng đặc biệt giữa họ. Người tưởng chừng như mạnh mẽ lại có phần yếu đuối, người bên ngoài có vẻ yếu đuối, nữ tính hơn lại có phần nào đó rất mạnh mẽ bên trong. Nana và Nana, từ lần gặp gỡ tình cờ đầu tiên cho đến sau này, đã trở thành chỗ dựa tinh thần rất lớn cho nhau, dù không phải lúc nào họ cũng luôn ở cạnh người bạn của mình.

4. AnoHana

Anohana là một câu chuyện cảm động về tình bạn. Xoay quanh những con người từng là bạn thân thời thơ ấu, nhưng một biến cố xảy ra đã khiến họ phải xa rời nhau, để rồi dần thay đổi theo năm tháng. Và mùa hè ấy lại đến, với sự xuất hiện của một người bạn năm xưa cùng điều ước cao thượng của mình đã kết nối những con người ấy lại với nhau. Liệu tình bạn năm nào có được khôi phục? Họ có thể trở lại như trước kia hay không? Mời các bạn xem phim sẽ rõ!

5. Beck

Phim có 1 số plot hole ở phần đầu và phần giữa, nhưng nhìn chung phim hay, có đoạn kết mãn nguyện và để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem. Những bản nhạc được lồng vào phim phải gọi là xuất sắc, và dựa theo tình tiết phim mà nghe cực kì epic luôn. Ví dụ như những phân đoạn các bạn diễn trên sân khấu, giữa các bạn như thực sự có sự trao đổi với nhau về âm nhạc ý, hoặc đoạn giữa bạn Ryosuke mời bạn Taira đánh bass vào nhóm, đoạn 2 bạn chơi guitar và bass với nhau, với người xem như tui thôi mà tui cũng cảm nhận được cảm giác của Taira hoàn toàn thích hợp cho ban nhạc BECK, niềm tin vào cái ban nhạc này. Và theo tui, cái ý định đạo diễn ẩn giọng hát của già đi cũng là 1 điểm hay trong phim, vì mỗi người có cảm nhận riêng về giọng hát của Koyuki, nếu đưa ra thì dễ bị so sánh với nguyên tác này nọ, hoặc không như suy nghĩ của mình dễ gây thất vọng, nói chung để bí ẩn thế cũng hay đó.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN