Có được những kỹ năng đối nhân xử thế này, bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Điểm qua 7 mẹo tâm lý giúp bạn nắm bắt tâm lý người khác hiệu quả trong giao tiếp!
1. Giữ bình tĩnh khi có người lớn tiếng với bạn
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cả giận mất khôn”, vì thế khi có ai cư xử lớn giọng với bạn thì thường là họ đang trong trạng thái tức giận, mất bình tĩnh, ngay cả lý trí họ cũng không thể kiểm soát và đôi khi chính hành vi của chúng ta vô tình lại trở thành sự khiêu khích khiến cho họ trở nên nóng nảy hơn nữa, tuy nhiên cơn tức giận đó sẽ nhanh chóng lắng xuống, thay vào đó, đối phương sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi và thường thì chính họ sẽ là người xin sự tha thứ trước. Vì thế bạn cần phải hết sức giữ bình tĩnh cho bản thân mình, đừng vì những tranh chấp nhỏ mà cả hai trở thành kẻ thù của nhau.
2. Khi tranh cãi với ai đó, hãy đứng cạnh thay vì đối diện với họ
Hẳn bạn đã từng trải qua những cuộc nói chuyện bình thường bỗng chốc leo thang thành cãi vã. Trừ khi bạn thích kịch tính vậy chứ ai cũng muốn tránh cãi vã không cần thiết. Thường thì mọi người cảm thấy bị kích thích và dễ nổi giận hơn khi họ thấy họ sai và bị đe doạ, nên khi bạn thấy cuộc nói chuyện có vẻ đang nóng dần lên thì hãy chuyển sang đứng hoặc ngồi bên cạnh thay vì đối mặt với người kia để họ ít cảm thấy bị đe doạ và dễ bình tĩnh hơn.
3. Nói dối càng chi tiết, mọi người càng dễ tin hơn.
(Lưu ý là cách này nên áp dụng cho các trường hợp cần những lời nói dối vô hại thôi nhé).
Khi bạn thêm một chi tiết, người ta sẽ bắt đầu mường tượng về hình ảnh của câu chuyện. Chi tiết càng đáng xấu hổ, hình ảnh của câu chuyện càng trở nên sống động và đáng tin cậy. Nên cứ kể một câu chuyện thật chi tiết vào, người ta sẽ tin ngay đó là thật.
4. Làm ra vẻ thoải mái trong mọi tình huống
Thông thường, chúng ta thường khó cảm thấy thoải mái khi ở giữa những người lạ bởi lẽ não của chúng ta có cơ chế bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc xa lạ. Cơ chế này gây cản trở cho chúng ta trong việc kết bạn và làm quen với những người chưa quen biết. Nhưng bạn có thể tự đánh lừa bộ não của mình rằng bạn biết những người này và việc tiếp xúc với họ là hoàn toàn an toàn và thoải mái. Khi chính bạn tin rằng việc tiếp xúc với người mới không có gì là đáng sợ, bạn sẽ tỏ ra tự tin hơn trong giao tiếp và người ta cũng sẽ dễ có hứng thú với bạn hơn.
5. Nếu bạn muốn người khác hài lòng, hãy lặp lại những gì họ nói với bạn
Chúng ta đều thích được công nhận những điều mình nói. Đây chính là chìa khoá để bạn gây thiện cảm cho người khác một cách hiệu quả nhất, đơn giản là cho họ thứ họ cần và họ thích. Khi bạn nói chuyện với ai đó và người đó nói với bạn về một chuyện quan trọng của họ, bạn chỉ cần lập lại những gì họ nói (tất nhiên không phải lập lại nguyên văn) theo cách của bạn. Việc này khiến người đó nghĩ rằng bạn rất lắng nghe và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Đó chính là sự công nhận mà bạn dành cho họ.
6. Ghi nhớ tất cả tên mọi người
Nếu bạn muốn được nhiều đồng nghiệp thích thú và quan tâm đến, bạn hãy chắc chắn hình thành một thói quen gọi mọi người bằng chính tên của họ khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với một ai đó bởi mọi người sẽ ngay lập tức cảm thấy đặc biệt khi bạn gọi tên của họ.
7. Bàn chân chúng ta sẽ tiết lộ sự thích thú.
Khi nói chuyện với người nào đó, hãy chú ý đến bàn chân của họ. Nếu bàn chân nọ đang hướng vào bạn, có nghĩa là họ đang lắng nghe và quan tâm đến điều bạn đang nói. Còn nếu nó chỉ đi đâu đó thì chắc rằng họ chẳng thích thú gì lắm và tâm hồn cũng đang ở nơi đâu