Top 10 bộ phim hoạt hình có điểm IMDb cao nhất và hay mọi thời đại

0
5626
Vật Phẩm Phong Thủy

IMDb rất có uy tín với giới độc giả Internet, cũng như các tín đồ của môn nghệ thuật thứ 7. Ngoài nội dung phê bình đánh giá về các tác phẩm thuộc lĩnh vực điện ảnh, IMDb còn đánh giá những tác phẩm truyền hình hay những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất Phim…Hãy cùng topxephang điểm lại 10 bộ phim hoạt hình kinh điển nhất mọi thời đại dưới đây.

1.Coco (I) (2017)
Coco là phim 3D của Mỹ thuộc thể loại Hoạt hình, giả tưởng, phim ca nhạc và phiêu lưu sản xuất bởi Pixar Animation Studios và ra mắt bởi Walt Disney Pictures dựa vào ý tưởng của Lee Unkrich, do Unkrich chỉ đạo với đồng đạo diễn và đồng tác giả Adrian Molina.[9] Câu chuyện kể về đứa bé 12 tuổi tên Miguel, cậu đã khởi đầu cho một chuỗi sự kiện liên quan đến những bí ẩn của thế kỷ, dẫn đến một cuộc hội ngộ bất ngờ và bất thướng của cậu với thần tượng.

Bộ phim nói về ngày lễ Día de Muertos của Mexico. Kịch bản được viết bởi Adrian Molina and Matthew Aldrich. Pixar bắt đầu phát triển phim này vào năm 2016. Unkrich và cộng sự cũng đã viếng thăm Mexico để lấy cảm hứng. Những bộ xương trong bộ phim được thiết kế lại để trông hấp dẫn hơn. Nhạc sĩ Michael Giacchino phụ trách sáng tác nhạc.


2.Sen to Chihiro no kamikakushi (2001
Sen và Chihiro ở thế giới thần bí (Nhật: 千と千尋の神隠し せんとちひろのかみかくし?, Sen to Chihiro no Kamikakushi) là một phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt vào năm 2001 do Studio Ghibli sản xuất, Miyazaki Hayao biên kịch và đạo diễn. Phim có diễn xuất của Hiiragi Rumi, Irino Miyu, Natsuki Mari, Naito Takeshi, Sawaguchi Yasuko, Kamijō Tsunehiko, Ono Takehiko và Sugawara Bunta, kể về câu chuyện của Ogino Chihiro (Hiiragi), một cô bé 10 tuổi luôn buồn chán, bị mắc kẹt ở thế giới của những linh hồn và ma quỷ. Sau khi bố mẹ cô bị phù thủy Yubaba (Natsuki) biến thành heo, Chihiro buộc phải làm một công việc tại nhà tắm công cộng của Yubaba để tìm cách giải thoát bố mẹ và mình rồi trở về với thế giới loài người.

Phim phát hành ngày 20 tháng 7 năm 2001, trở thành tác phẩm điện ảnh thành công nhất trong lịch sử Nhật Bản, với doanh thu lên tới 289 triệu đô-la Mỹ trên toàn thế giới. Phim vượt qua Titanic (lúc này là phim có doanh thu cao nhất thế giới) tại các phòng vé Nhật để giành vị trí phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử Nhật Bản, đạt 30.4 tỷ yên Nhật. Các nhà phê bình quốc tế khen ngợi Sen và Chihiro ở thế giới thần bí, xếp bộ phim vào danh sách phim xuất sắc nhất thập niên 2000 và là một trong những bộ phim hoạt hình vĩ đại nhất. Phim giành giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất tại mùa giải lần thứ 75, giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Berlin (cùng với phim Bloody Sunday) năm 2002 và nằm trong top 10 danh sách 50 phim bạn nên xem khi ở tuổi 14 của BFI. “Liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản 2011 – Trải nghiệm sự cuốn hút của phim hoạt hình Nhật Bản” đã trình chiếu bộ phim với tựa đề tiếng Việt chính thức là “Sen và Chihiro ở thế giới thần bí”.


3.Vua Su tu (1994)
Vua sư tử (tựa tiếng Anh: The Lion King) là phim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney, công chiếu vào năm 1994. Bộ phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi về cốt truyện, nội dung giàu tính triết lý và âm nhạc, nhận được 92% đánh giá tích cực trên trang web phê bình điện ảnh Rotten Tomatoes. Bộ phim đạt được thành công to lớn về mặt doanh thu và hiện đứng thứ 14 trong danh sách các bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại với 952 triệu USD (2011). Nó vẫn là bộ phim hoạt hình vẽ tay truyền thống có doanh thu cao nhất, cũng là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ hai trong lịch sử, sau Câu chuyện đồ chơi 3 (một bộ phim hoạt hình vi tính 3D).

Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang dã của Phi Châu, bộ phim đã xây dựng nên cả một xã hội có tổ chức của thế giới loài vật. Trong xã hội ấy cũng có những mâu thuẫn, cũng có tranh chấp và có cả tình yêu như thế giới loài người.


4.Ten Cau La Gi? (2016)
Sau khi phát hành, Your Name – Tên cậu là gì? đã được giới phê bình khen ngợi nhiệt liệt cho cốt truyện và hình ảnh, và cùng với đạo diễn Makoto và nhóm nhạc Radwimps, đã giành được nhiều đề cử và giải thưởng tại Nhật Bản và cả trên thế giới, bao gồm giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles cho phim hoạt hình xuất sắc nhất và giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất 2016 của Viện Hàn lâm Nhật Bản.

Bộ phim cũng trở thành một hiện tượng điện ảnh tại Nhật Bản khi có doanh thu phòng vé cao nhất Nhật Bản năm 2016, là phim có doanh thu cao thứ 4 trong lịch sử Nhật Bản, và tính đến hiện tại là phim anime có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại, vượt qua Sen và Chihiro ở thế giới thần bí của Studio Ghibli. Đây cũng là bộ phim Nhật Bản ăn khách nhất mọi thời đại tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan, và được mệnh danh là kẻ thống trị phòng vé Châu Á năm 2016[13] khi vị trí đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé tại các nước và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam cũng do tác phẩm này nắm giữ trong tuần lễ ra mắt. Ngoài ra, thắng lợi của phim còn dẫn đến thành công kỉ lục của nền điện ảnh Nhật Bản trong năm 2016, cũng như sự tăng trưởng mạnh về mặt tài chính của các công ty liên quan trực tiếp và gián tiếp, bao gồm nhà phát hành Toho. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh của các địa danh có thật ngoài đời đã làm bùng nổ thị trường du lịch Nhật Bản khi du khách trong và ngoài nước đổ đến tham quan các địa điểm có thật trong phim.


5.Hotaru no haka (1988)
Mộ đom đóm (火垂るの墓 Hotaru no Haka?, Grave of the Fireflies), còn được dịch là Căn hầm đom đóm là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản của hãng phim hoạt hình Ghibli sản xuất năm 1988 do đạo diễn Takahata Isao viết kịch bản và đạo diễn. Bộ phim được dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nosaka Akiyuki vốn được tác giả viết dưới dạng bán tự truyện như là một lời xin lỗi với người em gái của chính tác giả. Giống như các tác phẩm khác của hãng Ghibli, bộ phim được chú ý nhờ đạt được chất lượng cao cả về mặt nghệ thuật và hình ảnh.

Một vài nhà phê bình phim (trong đó phải kể tới Roger Ebert) coi Mộ Đom đóm là một trong những bộ phim phản chiến mạnh mẽ nhất đã từng được thực hiện. Nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister đã so sánh bộ phim này với tác phẩm của đạo diễn Steven Spielberg, bộ phim Bản danh sách của Schindler và nói thêm: “Đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi được xem.” Với người Nhật thì bộ phim thường được hiểu như một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tự trọng hơn là về tinh thần phản chiến.


6.WALL·E (2008)
WALL·E (tựa tiếng Việt: Rôbốt biết yêu hay Người máy biết yêu) là một bộ phim hoạt hình đồ họa vi tính, thể loại khoa học viễn tưởng và lãng mạn, do Pixar Animation Studios sản xuất năm 2008. Bộ phim dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác; nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. WALL·E là một chú rôbốt được thiết kế chuyên xử lý rác thải trên Trái Đất. Tình cờ một ngày nọ, WALL·E gặp được rôbốt EVE và nảy sinh tình cảm, chú quyết định theo chân nàng phiêu lưu vào không gian.

Sau phim Finding Nemo, Andrew Stanton cho biết Pixar đã thành công trong phần mô phỏng phần không gian dưới đáy biển và do đó ông muốn bộ phim tiếp theo sẽ mô phỏng không gian vũ trụ. Hầu hết nhân vật trong phim không nói được tiếng người, nhưng thay vào đó chúng có cử chỉ và phát ra những âm thanh đặc trưng cho rôbốt nói chung, phần khó khăn đó do Ben Burtt phụ trách. Ngoài ra, đây là bộ phim đầu mà Pixar thực hiện có những phân đoạn dựa trên động tác thật của diễn viên.

Walt Disney Pictures chính thức khởi chiếu WALL·E tại Mỹ và Canada ngày 27 tháng 06, 2008. Bộ phim đã mang lại doanh thu 23,100,000$ ngay ngày đầu tiên, và 63,000,000$ trong tuần đầu ra mắt tại 3992 rạp chiếu bóng, đứng đầu bảng xếp hạng phim hay. Chính sự ra mắt hoành tráng này đã đẩy bộ phim lên hàng thứ ba về doanh thu phát hành trong tuần đầu của tháng 07 năm 2008. Theo thông lệ của Pixar trong hầu hết bộ phim mới công chiếu, WALL·E có giới thiệu kèm một đoạn phim ngắn mang tên Presto. Trong bản Blu-ray và DVD phát hành kèm một phim ngắn thứ hai tên BURN-E. Trên trang Rotten Tomatoes, WALL·E được xếp hạng cao với 96% sự đồng thuận từ phía các nhà phê bình.


7.Công Chúa Mononoke (1997)
Mononoke Hime (もののけ姫, もののけひめ) là một phim anime sử thi lịch sử giả tưởng xuất sắc của Miyazaki Hayao do hãng Ghibli sản xuất năm 1997. “Mononoke” (物の怪?) không phải là một cái tên, đây là cách gọi chung trong tiếng Nhật có nghĩa là ma quỷ hay quái vật, ở đây có thể hiểu là “linh hồn oán hận”. Phim được công chiếu lần đầu tại Nhật vào ngày 12 tháng 7 năm 1997, và tại Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 10 năm 1999.

Phim lấy bối cảnh những cánh rừng bạt ngàn và bí ẩn xen lẫn nhiều yếu tố kỳ ảo vào cuối thời Muromachi (1392 – 1572), nơi mà súng đạn dần thay thế cho đao kiếm, sự thống trị của các samurai suy yếu đến mức biến họ thành những tên cướp bóc. Vào thời điểm này, người Nhật Bản nói riêng và loài người nói chung đã có ý thức chinh phục, khai phá thiên nhiên bằng sức lực, trí tuệ của mình. Tuy nhiên sự khai thác bừa bãi đã làm thiên nhiên nổi giận, không ít lần giáng tai họa xuống loài người.

Dù là hoạt hình dành cho thiếu nhi, nhưng đối tượng phù hợp nhất của Mononoke Hime có lẽ là người lớn và thanh thiếu niên. Vấn đề bộ phim đề cập cũng chính là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại: Bảo vệ môi trường sinh thái.


8.Cau Chuyen Do Choi (1995)
Câu chuyện đồ chơi (tên tiếng Anh: Toy Story) là bộ phim hoạt hình máy tính của Mỹ ra mắt vào năm 1995 do xưởng phim hoạt hình Pixar sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ 3D và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Được đạo diễn bởi John Lasseter, Câu chuyện đồ chơi xoay quanh một nhóm các đồ chơi có cảm xúc và hành động giống con người nhưng giả vờ là vật vô tri mỗi khi có người ở xung quanh, với hai nhân vật chính là cao bồi Woody và cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear. Kịch bản của phim được viết bởi Andrew Stanton, Joss Whedon, Joel Cohen và Alec Sokolow. Phần nhạc phim được sáng tác bởi Randy Newman.

Bên cạnh việc phát hành phim tại rạp hay qua các sản phẩm giải trí cho gia đình, Disney còn cho ra mắt rất nhiều các sản phẩm đồ chơi, trò chơi điện tử, các sản phẩm truyền hình liên quan đến Câu chuyện đồ chơi. Hai phần tiếp theo của phim, Câu chuyện đồ chơi 2 và Câu chuyện đồ chơi 3 được ra mắt lần lượt vào năm 1999 và 2010. Cả hai bộ phim này đều nhận được phản hồi vô cùng tính cực và đạt được thành công lớn về mặt doanh thu. Tháng 11 năm 2014, Disney thông báo Câu chuyện đồ chơi 4 đang trong quá trình sản xuất với John Lasseter làm đạo diễn.

9.Vút Bay (2009)
Vút bay (tựa gốc tiếng Anh: Up) là một bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Bộ phim ra mắt khán giả vào ngày 9 tháng 5 năm 2009 tại Bắc Mỹ và là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes 2009. Bộ phim ra mắt khán giả tại Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 2009.
Câu chuyện của bộ phim xoay quanh một ông lão goá vợ tên Carl Fredricksen và một cậu bé “nhà thám hiểm hoang dã” tên là Russell. Họ bay đến Nam Mỹ trong một căn nhà được kéo lên không trung bằng bong bóng. Bộ phim được hầu hết giới phê bình đánh giá cao với tỷ lệ 98% tại Rotten Tomatoes (bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất năm 2009 tại trang web này), và đã đạt doanh thu trên 723 triệu USD toàn cầu, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ nhì của Pixar, chỉ sau Finding Nemo.

Vút bay đã giành Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất và nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Gần đây hơn, bộ phim cũng đã nhận 5 đề cử cho Giải Oscar, kể cả cho phim xuất sắc nhất, trở thành bộ phim hoạt hình thứ nhì trong lịch sử nhận đề cử cho giải này, chỉ sau phim Người đẹp và ác thú trong năm 1991.[7] Nó cũng được đề cử cho giải phim hoạt hình hay nhất.

10.Toy Story 3 (2010)
Câu chuyện đồ chơi 3 (tiếng Anh: Toy Story 3) là một bộ phim hoạt hình 3-D của Mỹ vào năm 2010 được vẽ bằng máy tính. Nó là phần thứ ba của loạt phim Câu chuyện đồ chơi. Bộ phim được sản xuất bởi Pixar Animation Studios và phát hành bởi Walt Disney Pictures. Lee Unkrich, người đã biên tập hai bộ phim trước và đồng đạo diễn bộ phim thứ nhì, là đạo diễn cho phim này. Ken Schretzmann là người biên tập.

Tom Hanks, Tim Allen, Joan Cusack, Don Rickles, Estelle Harris, John Ratzenberger, Wallace Shawn, Jeff Pidgeon, Jodi Benson, R. Lee Ermey, John Morris, và Laurie Metcalf đều trở lại với các vai diễn lồng tiếng trong hai bộ phim trước. Jim Varney, diễn viên lồng tiếng cho vai Chó Slinky trong hai tập đầu, và Joe Ranft, người đóng vai Lenny và Wheezy, đã qua đời sau khi bộ phim thứ nhì được phát hành. Vai Slinky được Blake Clark đảm nhận, trong khi các nhân vật Ranft từng đảm nhận đã không còn xuất hiện trong câu chuyện.

Câu Chuyện Đồ Chơi 3 khởi chiếu tại các rạp vào ngày 18 tháng 5 năm 2010 tại Hoa Kỳ và Canada, 17 tháng 6 tại Singapore, 24 tháng 6 tại Úc, và 19 tháng 7 năm 2010 tại Anh và Ireland. Lúc đầu ngày khởi chiếu tại Anh được định vào ngày 23 tháng 7 nhưng đã được đẩy tới sớm hơn vì dự đoán có nhu cầu cao. Câu chuyện đồ chơi 3 đã phá vỡ kỷ lục doanh thu cao nhất trong một ngày cho một bộ phim hoạt hình của Shrek the Third, nhưng không phá vở kỷ lục của Shrek the Third trong doanh thu ba ngày cuối tuần đầu tiên, và đạt được doanh thu $110.307.189. Nó là bộ phim hoạt hình có doanh thu trong ba ngày cuối tuần đầu cao thứ nhì.. Nó là bộ phim của Pixar có doanh thu ba ngày đầu cao nhất, và cũng là có doanh thu cao nhất cho một bộ phim khởi chiếu vào tháng 6.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN