Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Nga có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
1.Rừng nguyên sinh Komi
Rừng nguyên sinh Komi là một Di sản thế giới tự nhiên của UNESCO ở miền bắc dãy núi Ural, thuộc nước Cộng hòa tự trị Komi, Nga. Với diện tích khoảng 32.800 km² thì nó là rừng nguyên sinh lớn nhất tại châu Âu.
Rừng nguyên sinh Komi thuộc về vùng sinh thái taiga Ural. Các loài thực vật chủ yếu ở đây là các loài vân sam, linh sam, thông rụng lá, bu lô Siberi, trong khi các loài động vật có vú đáng chú ý nhất là tuần lộc, chồn zibelin, chồn vizon, chồn mactet, chồn ecmin, thỏ rừng, nai anxet, hải ly, rái cá, sóc, gấu nâu, gà rừng châu Âu, gà gô, mòng két, vịt trời mareca v.v.
Khu vực này tương ứng với Khu bảo tồn Pechora-Ilych và Vườn quốc gia Yugyd-Va của Nga.
Năm 1994 các cánh rừng này đã bị đe dọa trực tiếp từ nhiều phía. Một công ty khai thác gỗ của Pháp đã bắt đầu thực hiện việc chặt đốn gỗ dọc theo các sông Pechora và Ilych trong khi một trong các vụ tràn dầu lớn nhất thế giới đã phá hủy con sông và các làng mạc xuôi theo dòng.
Nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995 theo các tiêu chuẩn:
(VII): Chứa các hiện tượng tự nhiên bậc nhất hoặc các khu vực với vẻ đẹp tự nhiên hiếm có và tầm quan trọng thẩm mỹ (to contain superlative natural phenomena or areas of exceptional natural beauty and aesthetic importance).
(IX): Là các ví dụ đáng chú ý đại diện cho các quá trình sinh học và sinh thái quan trọng đang diễn ra trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái và các cộng đồng thực vật và động vật biển, bờ biển, nước ngọt và đất liền (to be outstanding examples representing significant on-going ecological and biological processes in the evolution and development of terrestrial, fresh water, coastal and marine ecosystems and communities of plants and animals).
Đây là di sản thế giới tự nhiên đầu tiên tại Nga. Sự công nhận này đã giúp cho các cánh rừng này có thêm nguồn tài trợ bổ sung từ ngoại quốc và cứu nó thoát khỏi việc đốn hạ chuẩn bị xảy ra từ phía công ty khai thác gỗ của Pháp. Tuy nhiên, các mối đe dọa với công tác bảo tồn vẫn còn, chẳng hạn như việc phá rừng, chặt trộm hay khai thác vàng, dầu mỏ trong khu vực. Các trầm tích chứa vàng ở khu vực phía bắc của Vườn quốc gia Yugyd-Va đã dược khai thác từ trước năm 1995.
2.Các núi lửa Kamchatka
Các núi lửa của Kamchatka là một nhóm núi lửa lớn nằm trên bán đảo Kamchatka. Sông Kamchatka và các thung lũng được bao quanh bởi vành đai núi lửa lớn với 160 ngọn núi lửa, 29 ngọn núi trong số đó vẫn còn hoạt động. Bán đảo Kamchatka là nơi có mật độ cao núi lửa cũng như các hoạt động núi lửa. Trong số các núi lửa ở Kamchatka thì 19 ngọn núi lửa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Các núi lửa nổi bật phải kể tới Klyuchevskaya Sopka, ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất ở Bắc bán cầu hay Kronotsky, “hình nón hoàn hảo” của nó (trong cách gọi của các nhà núi lửa học nổi tiếng là Robert và Barbara Decker) là một trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí núi lửa đẹp nhất thế giới. Ba ngọn núi lửa khá dễ tiếp cận và có thể dễ dàng nhìn thấy từ Petropavlovsk-Kamchatskiy là Koryaksky, Avachinsky, và Kozelsky. Ở trung tâm của bán đảo Kamchatka là Thung lũng của các mạch nước phun nổi tiếng trên thế giới.
Do rãnh Kuril-Kamchatka nên tâm chấn và sóng thần xảy ra khá phổ biến. Như là hai trận động đất mạnh xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vào ngày 16 tháng 10 năm 1737 và 4 tháng 11 năm 1952 với cường độ lớn lần lượt là 9,3 và 8,2 độ richte. Hay là một chuỗi các trận động đất có cường độ yếu hơn được ghi nhận gần đây vào tháng 4 năm 2006.
3.Các ngọn núi vàng của dãy Altay
Các ngọn núi vàng của dãy Altay là một Di sản thế giới của UNESCO tại Nga, nằm ở chân dãy núi Altay và thuộc Cộng hòa Altai. Khu vực có diện tích 16.175 km², bao gồm hồ nước, núi, cao nguyên, khu bảo tồn thiên nhiên đã được UNESCO mô tả như là khu vực đại diện cho các loài thực vật theo độ cao ở Trung Siberia, từ các khu rừng thảo nguyên, thảo nguyên, rừng hỗn giao, thực vật núi và núi cao. Khu vực cũng là nơi bảo tồn các loài thú bị đe dọa trên toàn cầu là báo tuyết, Cừu núi Argali.
Khu vực bảo vệ bao gồm:
Khu bảo tồn thiên nhiên Altai và vùng đệm bao quanh Hồ Teletskoye (hồ lớn nhất trong dãy Altay)
Khu bảo tồn thiên nhiên Katun và vùng đệm bao quanh Núi Belukha (đỉnh cao nhất trên dãy Altay ở Nga)
Cao nguyên Ukok, Hồ Teletskoye, Núi Belukha
4.Tây Kavkaz
Tây Kavkaz là vùng phía tây của Kavkaz kéo dài 275.000 ha từ Biển Đen tới núi Elbrus, miền nam nước Nga. Khu vực được UNESCO công nhận là di sản thế giới được biết đến như là khu vực núi cao rộng lớn của châu Âu không chịu sự tác động của con người. Một loạt các môi trường sống thay đổi liên tục trong khu vực diện tích nhỏ, từ vùng đất thấp cho đến những đỉnh núi cao, sông băng. Khu vực này cách khoảng 50 km về phía băc thành phố nghỉ mát Sochi.
Khu vực di sản thế giới Tây Kavkaz được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1999 bao gồm các khu vực bảo vệ rộng lớn của núi cao, đồng cỏ với sự đa dạng sinh học tuyệt vời, cùng nhiều loài thực vật đặc hữu, động vật hoang dã quý hiếm. Di sản bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên:
Công viên tự nhiên Bolshoy Thach
Khu bảo tồn thiên nhiên Kavkazkiy và vùng đệm của khu bảo tồn
Di tích thiên nhiên Dãy Buijnij
Di tích thiên nhiên thượng nguồn sông Tsitsa
Thượng nguồn sông Pshecha và Di tích thiên nhiên Pshechashcha
5.Miền Trung Sikhote-Alin
Khu vực miền núi này được tạo ra do các nếp uốn thời kỳ Đại Trung sinh trong Vành đai nếp uốn Thái Bình Dương ở Viễn Đông Nga, là đường phân thủy lưu vực sông Amur, biển Nhật Bản và vịnh Tatar.
Cấu tạo địa hình của khu vực là các lớp trầm tích sa thạch-phiến thạch với nhiều đứt gãy, là điều kiện để tồn tại các mỏ vàng, thiếc và nhiều kim loại khác. Trong các lòng chảo kiến tạo tại khu vực Sikhote-Alin có các mỏ than đá và than nâu.
Trong khu vực giáp núi là các cao nguyên bazan. Ở phía nam và phía đông Sikhote-Alin là sơn hệ với các vách núi dốc đứng có độ cao vừa phải, ở phía tây là nhiều thung lũng và lòng chảo chạy dọc theo dãy núi.
Khu vực miền núi này được tạo ra do các nếp uốn thời kỳ Đại Trung sinh trong Vành đai nếp uốn Thái Bình Dương ở Viễn Đông Nga, là đường phân thủy lưu vực sông Amur, biển Nhật Bản và vịnh Tatar.
Cấu tạo địa hình của khu vực là các lớp trầm tích sa thạch-phiến thạch với nhiều đứt gãy, là điều kiện để tồn tại các mỏ vàng, thiếc và nhiều kim loại khác. Trong các lòng chảo kiến tạo tại khu vực Sikhote-Alin có các mỏ than đá và than nâu.
Trong khu vực giáp núi là các cao nguyên bazan. Ở phía nam và phía đông Sikhote-Alin là sơn hệ với các vách núi dốc đứng có độ cao vừa phải, ở phía tây là nhiều thung lũng và lòng chảo chạy dọc theo dãy núi.
6.Khu bảo tồn hệ thiên nhiên đảo Wrangel
Đảo Wrangel (tiếng Nga: остров Врангеля, ostrov Vrangelya) là một hòn đảo trong Bắc Băng Dương, giữa biển Chukotka và biển Đông Siberi. Kinh tuyến 180° chạy cắt dọc đảo Wrangel ra gần như thành hai phần bằng nhau. Do vậy, đường đổi ngày quốc tế đã chạy lệch về phía đông so với kinh độ này để tránh phức tạp hóa giờ giác cho đảo này cũng như bán đảo Chukotka trên phần đại lục của Nga. Đảo Wrangel thuộc thẩm quyền quản lý hành chính của Khu tự trị Chukotka thuộc Liên bang Nga [1]. Trên đảo đá này có một trạm dự báo thời tiết và hai khu định cư của những người Eskimo làm nghề đánh cá ở phía nam của đảo (Ushakovskoye và Zvyozdny). Vùng đất gần nhất với đảo Wrangel là đảo đá nhỏ gọi là đảo Herald cách đảo Wrangel khoảng 70 km (44 dặm) về phía đông[1]. Eo biển De Long với bề rộng chỗ hẹp nhất khoảng trên 140 km chia tách đảo này ra khỏi phần đại lục của châu Á.
7.Cao nguyên Putorana
Cao nguyên Putorana (tiếng Nga: Плато Путорана, Plato Putorana) là một vùng núi ở rìa tây bắc cao nguyên Trung Siberia Nga, phia snam là bán đảo Taymyr. Núi cao nhất trong khu vực là núi Kamen cao 1700 mét. Khu vực này đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới (di sản thiên nhiên) tại cuộc họp của Uỷ ban di sản UNESCO lần thứ 34 được tổ chức ở Brasilia, Brasil.
Cao nguyên này gồm có trap Siberia. Khu định cư lớn gần nhất là thành phố Norilsk. Khu vực này có chứa một số các mỏ nickel lớn nhất được biết đến. Trung tâm địa lý của Nga, hồ Vivi, nằm trên cao nguyên Putorana.
Khu bảo tồn Putorana đươợ thành lập năm 1988 và quản lý từ Norilsk, có tổng diện tích 1.773.300 ha. Nó được thiết lập để bảo vệ đàn tuần lộc đông nhất thế giới cũng như cừu Bighorn.
UNESCO đã đưa khu vực cao nguyên vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới vì đây là “một bộ đầy đủ các hệ sinh thái cận Bắc cực và Bắc cự trong một dãy núi bị cô lập, bao gồm rừng taiga nguyên sơ, lãnh nguyên rừng, lãnh nguyên và các hệ thống sa mạc Bắc cực, cũng như khu vực nước lạnh và sông ngòinguyên vẹn không bị ảnh hưởng từ bên ngoài.
8.Rừng cột thiên nhiên Lena
Công viên cột thiên nhiên Lena với diện tích lên đến 1.272.150 ha, thuộc trung tâm của nước cộng hòa Sakha (Yakutia), bao gồm các cột đá ngoạn mục cao đến 100 m cạnh các cánh rừng dọc theo bờ sông Lena.
Các cột đá ở đây độc lập với nhau, giữa là các rãnh sâu và dốc do sự xâm lấn của nước và bào mòn bởi khí hậu khắc nghiệt nơi đây (nhiệt độ hàng năm chênh lệch rất lớn, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C nhưng cũng có lúc xuống đến âm 60 độ C).
Công viên còn là một địa điểm khảo cổ với rất nhiều hóa thạch độc đáo thuộc kỷ Cambri.
9.Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg và nhóm các di tích liên quan
Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg và nhóm các di tích liên quan là tên gọi chung được sử dụng cho các tòa nhà, công trình nằm tại thành phố Saint-Peterburg và vùng lân cận mang giá trị lịch sử, kiến trúc của nước Nga đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1990.
Các công trình này là sự kết hợp của kiến trúc Baroque, Tân cổ điển và ảnh hưởng của kiến trúc truyền thống Nga-Byzantine.
10.Kremlin Moskva và Quảng trường Đỏ
Kremlin Moskva (tiếng Nga: Московский Кремль, chuyển tự. Moskovskiy Kreml) là một “Kremlin” (dạng thành quách ở Nga) được biết đến nhiều nhất ở Nga. Nó là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii, là một trong những phần cổ nhất của thành phố, trong thời kỳ hiện nay là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử-nghệ thuật chính của quốc gia này. Là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moskva, nó bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli.