Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Nhật Bản có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
1.Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji
Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji (Hōryū-ji Chiiki No Bukkyo Kenzobutsu (法隆寺地域の仏教建造物? ほうりゅうじちいきのぶっきょうけんぞうぶつ)) là một di sản thế giới (văn hóa) của Nhật Bản. Quần thể bao gồm 48 di tích kiến trúc thuộc chùa Horyuji và chùa Hoki-ji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara.[Quần thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Khu vực này bao gồm một số công trình bằng gỗ cổ nhất thế giới, kiến thiết từ thế kỷ thứ 7 mà nay vẫn hoạt động là cơ sở thờ tự. Được xây dựng từ cuối thứ 7 hoặc đầu thế kỷ thứ 8, đây là những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới. Những kiệt tác kiến trúc bằng gỗ không chỉ quan trọng đối với lịch sử nghệ thuật, minh họa cho sự thích nghi của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc vào bố trí văn hóa Nhật Bản, mà còn đối với lịch sử của tôn giáo, vì quá trình hình thành của những di tích này trùng hợp với thời điểm du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản từ Trung Quốc bằng cách qua bán đảo Triều Tiên.
Riêng Pháp Long Tự (Chùa Horyuji) thì có Saiin (Tây viện) và Toin (Đông viện). Tây viện bị thiêu rụi năm 670 nhưng được tái thiết vào cuối thế kỷ thứ 7. Đông viện thì có niên đại cuối thế kỷ thứ 8.[ Tây viện không phải là một tòa nhà mà là một tu viện lớn, gồm Kim đường, Ngũ trùng tháp, Trung môn… xây dần thêm cho đến thế kỷ 13.
Chùa Hokiji được Thánh Đức Thái tử khởi công xây dựng từ năm 638 nhưng chỉ hoàn thành khi ông qua đời. Tòa nhà còn tồn tại duy nhất là một ngọn tháp 3 tầng cao 24m. Các giảng đường được xây dựng lại năm 1694, và hội trường Shoten-do được xây dựng lại năm 1863. Ngôi chùa có một bức tượng gỗ Quán Thế Âm cao 3,5m đã được xây dựng trong nửa sau của thế kỷ 10.
2.Lâu đài Himeji
Lâu đài Himeji (tiếng Nhật: 姫路城 Cơ Lộ thành, ひめじじょう, Himejijō) là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở thành phố Himeji, tỉnh Hyōgo.
Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Ba tòa thành quý của quốc gia (tiếng Nhật: 三大国宝城, Tam đại quốc bảo thành)”. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.
Thành Himeji được xây dựng vào năm 1346 bởi Akamatsu Sadanori, một samurai.
3.Vùng núi Shirakami
Vùng núi Shirakami (kanji: 白神山地, rōmaji: Shirakami-Sanchi, phiên âm Hán-Việt: Bạch thần sơn địa), với cách gọi khác là vùng núi Kosai (弘西山地), là một di sản thế giới UNESCO của Nhật Bản, trên đảo Honshū. Vùng này là một rải rừng nguyên sinh rộng lớn trên những dãy núi nằm ở vùng Tây Nam tỉnh Akita và Tây Bắc Aomori. Diện tích toàn bộ khu rừng là 1.300 km², trong đó một vùng rộng 169,7 km² là thuộc danh sách di sản thiên nhiên thế giới từ 1993. Sồi là loại cây chính bao phủ phần lớn khu rừng.
Vùng rừng núi này có nhiều thác nước đẹp, như hệ thống ba thác Anmon (Anmon no taki) là một hạng mục trong di sản thế giới Vùng núi Shirakami.
4.Di sản văn hóa cổ đô Kyōto
Di sản văn hóa cổ đô Kyoto là tên gọi quần thể chùa chiền Phật giáo, đền thờ của đạo Shinto và lâu đài Hoàng gia tại các thành phố Kyoto, thành phố Uji (đều thuộc tỉnh Kyoto) và thành phố Otsu (thuộc tỉnh Shiga) của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.
5.Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama
Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama là một di sản được UNESCO công nhận ở Nhật Bản. Shirakawa-gō (白川郷, “bạch xuyên hương”, nghĩa là “làng của con sông trắng”) và Gokayama (五箇山, “ngũ cá sơn”, nghĩa là “năm quả núi”) là các làng tọa lạc tại bắc vùng Tokai ở miền trung Nhật Bản. Gokayama ở tỉnh Toyama và Shirakawa-go ở tỉnh Gifu.
Các ngôi làng này nổi tiếng vì có các ngôi nhà có kiến trúc gọi là gasshō-zukuri(合掌造り) (“hợp chưởng tạo”), các mái nhà được xây bằng mái tranh giống như các bàn tay tham gia cầu nguyện. Những ngôi nhà ở Shirakawa-go có mái dốc để mưa và tuyến rơi thẳng xuống. Núi và rừng chiếm 96% diện tích đất hai làng này, chỉ có 4% đất để trồng trọt.
6.Đền Itsukushima
Thần xã Itsukushima (tiếng Nhật: 厳島神社, chữ Rô-ma: Itsukushima Jinja, phiên âm Hán Việt: Nghiêm đảo thần xã) nằm ở đảo Itsukushima, thành phố Hatsukaichi, huyện Hiroshima, Nhật Bản. Thực ra ở Nhật Bản có tới 500 thần xã mang tên Itsukushima, nhưng đền nói trên là thần xã chính. Năm 1996, thần xã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa).
Tương truyền, thần xã được xây từ năm 593. Tài liệu cổ nhất có nhắc đến đền này là Engishiki Jinmyocho năm 811. Trong tài liệu này, thần xã Itsukashima được xếp vào hạng đền nổi tiếng. Kiến trúc hiện tại của ngôi đền có từ năm 1168. Năm 1871, đền này được xếp vào hàng đền miếu cấp quốc gia. Năm 1911 lại được thăng hạng thành đền miếu hoàng gia.
Trong đền có nhiều kiến trúc và công trình nghệ thuật được Nhật Bản xếp vào hạng quốc bảo, tài sản văn hóa quan trọng, tài sản vật thể được xếp hạng, v.v…
7.Di tích Lịch sử của Nara cổ
Di tích Lịch sử của Nara cổ là một Di sản thế giới của UNESCO bao gồm 8 công trình ở cố đô Nara, tỉnh Nara, Nhật Bản. Trong số này có năm công trình là chùa Phật giáo, một đền thờ Thần đạo (Shintō), một cung điện và một khu rừng nguyên sinh. Quần thể bao gồm 26 tòa nhà được Chính phú Nhật Bản chỉ định như là Quốc bảo của Nhật Bản và 53 tòa nhà được chỉ định là Tài sản Văn hóa Quan trọng của Nhật Bản. Tất cả đều được công nhận là Di tích quốc gia của Nhật Bản. Cung điện Nara được chỉ định là Di tích Lịch sử đặc biệt, còn Rừng nguyên sinh Kasugayama là Di tích tự nhiên đặc biệt. Các công trình khác đáng chú ý bao gồm Tōdai-ji, chùa Kofuku-ji cùng các công trình nằm tại Rừng nguyên sinh Kasugayama và Công viên Nara, một công viên được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) chỉ định là một Danh lam thắng cảnh. Năm 1998, UNESCO liệt kê các công trình lịch sử của Nara cổ là Di sản văn hóa của nhân loại.
8.Mỏ bạc Iwami Ginzan
Mỏ bạc Iwami Ginzan (tiếng Nhật: 石見銀山) là một mỏ bạc thuộc tỉnh Shimane, đảo Honshū, Nhật Bản. Nó được UNESCO chọn vào danh sách di sản thế giới (văn hóa) năm 2007.
Mỏ bạc này được phát triển năm 1526 bởi một thương gia Nhật Bản tên Kamiya Jutei. Mỏ này đạt năng suất cao nhất vào khoảng 38 tấn mỗi năm vào đầu thế kỉ 17 và đứng thứ 3 trên thế giới thời đó.
Bạc từ mỏ được dùng để đúc tiền một cách rộng rãi. Mỏ này bị các lãnh chúa cạnh tranh nhau gay gắt cho đến khi mạc phủ Tokugawa giành được quyền kiểm soát nó vào năm 1600 sau trận Sekigahara.
Mỏ này sau đó được bảo vệ bởi hàng rào và các cây thông. Thành trì Yamabuki được xây ở trung tâm của quần thể.
Việc sản xuất bạc ở mỏ chấm dứt ở thế kỉ 19 khi nó bị cạnh tranh bởi các mỏ khác và sau đó mỏ này bị đóng cửa.
9.Quần đảo Ogasawara
Quần đảo Ogasawara (tiếng Nhật: 小笠原諸島 Ogasawara Shotō) là một quần đảo của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, cách Tokyo chừng 1000 km về phía Nam. Về mặt hành chính, toàn bộ quần đảo được xếp là một đơn vị hành chính trục thuộc Tokyo. Quần đảo mang tên người đã phát hiện ra chúng, Ogasawara Sadayori.
Quần đảo này có tổng diện tích mặt đất là 104 km². Nó được chia ra làm bảy nhóm đảo với khoảng 30 hòn đảo. Từ đất liền Nhật Bản ra quần đảo này chính thức chỉ có đường hàng hải. Xa xưa, đảo này vốn không có người ở, nên còn được gọi là “đảo không người” mầ tiếng Nhật thời kỳ Edo là buninshima hoặc buninjima rồi từ đó có tên tiếng Anh là Bonin Islands. Hiện nay, trong 30 đảo thì chỉ có bốn đảo là Chichijima, Hahajima, Iwojima và Minamitorishima có người ở, song hai đảo sau thực chất chỉ có các đơn vị quân đội, biên phòng biển, cơ quan khí tượng.
Mặc dù quần đảo được Ogasawara phát hiện ra từ năm 1592, song đến năm 1675 thì Mạc phủ Tokugawa mới tuyên bố nó thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Sau khi người phương Tây xâm nhập các đảo ở đây, và năm 1830 một người Mỹ là Nathaniel Savory lấy Chichijima làm thuộc địa thì năm 1862 chính quyền Nhật Bản mới tái khẳng định chủ quyền của họ.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nơi đây đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Trận Iwo Jima nổi tiếng khốc liệt diễn ra khi hải quân Mỹ đổ bộ lên chiếm đảo Iwojima và gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Nhật đồn trú ở đây.
Dân cư của quần đảo này ngày nay là con cháu của những người phương Tây đến đây từ giữa thế kỳ 19, những người Nhật từ quần đảo Hawaii của Mỹ chuyển về đây và những người Nhật từ trong đất liền ra, Ngày nay họ đều dùng tiếng Nhật.
10.Phú Sĩ
Núi Fuji hay Núi Phú Sĩ (富士山 (ふじさん / ふじやま) Fuji-san / Fuji-yama?, Phú Sĩ Sơn) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc. Đây là một trong “Ba núi Thánh” của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tate và núi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.