Top 10 di sản thế giới được công nhận tại cộng hòa Dân chủ Congo

0
1022
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở cộng hòa Dân chủ Congo có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã Okapi
Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã Okapi là một phần diện tích của rừng Ituri, lưu vực sông Congo ở Đông Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Khu vực là nơi sinh sống của các loài bị đe dọa bao gồm 17 loài linh trưởng, 376 loài chim, 101 loài động vật có vú với 5.000 cá thể loài hươu đùi vằn (có tên địa phương là okapi, một loài động vật có vú liên quan gần gũi với loài hươu cao cổ), 7.500 cá thể voi rừng và rất nhiều các loài quý hiếm, đặc hữu khác.

Thiên nhiên trong vườn quốc gia bao gồm các khu rừng nhiệt đới, rừng hỗn giao, rừng đầm lầy và các thác nước trên các sông Ituri và Epulu. Quá trình săn bắn và lấn đất ở thung lũng Ituri nhằm sử dụng cho mục đích nông nghiệp, là nơi sinh sống với truyền thống du canh du cư của người Mbuti rất lâu đời khiến nhiều loài động vật và những cánh rừng bị giảm đi đáng kể.


2.Vườn quốc gia Garamba
Vườn quốc gia Garamba là một vườn quốc gia tại Đông Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Congo được thành lập năm 1938 và được UNESCO công nhận là một di sản thế giới năm 1980. Vườn quốc gia này là nơi cuối cùng có quần thể tê giác trắng được biết đến trên thế giới. Vườn quốc gia này đã được UNESCO đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa.

Vườn quốc gia có diện tích lớn các hoang mạc, đồng cỏ, rừng cây và các đầm lầy trũng dọc các bờ sông. Vườn quốc gia nổi bật với số lượng các loài động vật bao gồm: voi, hươu cao cổ, hà mã, và đặc biệt là loài tê giác trắng với khoảng 30 cá thể, là nhóm tê giác trắng cuối cùng của khu vực Bắc Phi. Ngoài ra là rất nhiều các loài động vật khác như: sư tử, linh cẩu đốm, linh dương, trâu rừng, linh trưởng (tinh tinh, khỉ đầu chó..), rái cá, cầy, mèo vàng, beo… tạo thành quần thể động vật vô cùng đa dạng.


3.Vườn quốc gia Kahuzi-Biega
Vườn quốc gia Kahuzi-Biega nằm ở tỉnh Kivu và Maniena phía Đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo, 50 km về phía Tây của thị trấn Bukavu, gần hồ Kivu và biên giới Rwanda. Vườn quốc gia bao gồm một khu vực rộng lớn của rừng nhiệt đới ẩm, rừng mưa xích đạo bị chi phối bởi hai ngọn núi lửa đã tắt vô cùng ngoạn mục là Kahuzi và Biega. Vườn quốc gia nổi tiếng với hệ động vật phong phú, là nơi sinh sống của nhóm khỉ đột cuối cùng của khu vực đồng bằng Đông Phi với khoảng 250 cá thể.

Năm 1980, UNESCO đã đưa vườn quốc gia này vào danh sách di sản thế giới. Năm 1997, trước sự săn bắt động vật hoang dã, cùng với việc dân cư xung quanh đã phá rừng để canh tác nông nghiệp khiến môi trường sinh thái rừng và hệ động vật ở đây bị giảm sút nghiêm trọng, vườn quốc gia Kahuzi-Biega đã bị đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa.

Vườn quốc gia trải dài từ thung lũng Albertine đến lưu vực sông Congo tạo thành hệ sinh thái đặc biệt với các cánh rừng nhiệt đới ẩm ở phía Đông, rừng mưa xích đạo ở phía Tây ngoài ra là rừng tre, đầm lầy rừng, đầm lầy, đầm lầy than bùn và diện tích nhỏ đồng cỏ giữa hai núi lửa.

Nơi đây là một trong những vùng sinh thái giàu có nhất của châu Phi và thế giới, là môi trường sinh sống của loài khỉ đột, loài động vật đặc hữu được liệt kê trong sách đỏ của IUCN có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, đây là mái nhà của 136 loài động vật có vú (cầy hương, mèo khổng lồ, dơi móng ngựa Maclaud, rái cá, sóc cây, sóc bụi), 13 loài linh trưởng khác, các loài chim với 349 loài, trong đó có 42 loài đặc hữu.

Thảm thực vật ở đây thay đổi theo độ cao (từ vùng sa mạc, đầm lầy, đất thấp, cao nguyên, núi cao) và vô cùng đa dạng với 1.178 được tìm thấy.


4.Vườn quốc gia Kahuzi-Biéga
Vườn quốc gia Kahuzi-Biéga là một vườn quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Congo. Vườn quốc gia này được thành lập năm 1970 và được UNESCO công nhận là một di sản thế giới năm 1980. Năm 1997, UNESCO đã liệt kê vườn quốc gia này vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa. Vườn quốc gia này nằm ở phía đông của Cộng hòa Dân chủ Congo, 50 km về phía tây của thị xã Bukavu ở vùng Kivu, gần phía tây của hồ Kivu và biên giới với Rwanda.

Vườn quốc gia này là nơi cư trú cuối cùng của loại Gorilla núi (Gorilla beringei beringei).


5.Vườn quốc gia Salonga
Vườn quốc gia Salonga là một vườn quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Congo, nằm bên sông Congo, được thành lập năm 1970 và được UNESCO công nhận là một di sản thế giới năm 1984. Đây là khu bảo tồn rừng mưa nhiệt đới lớn nhất châu Phi với các động vật hiếm như Bonobos, khỉ Salonga, công Zaire (Tshuapa red colobus Zaire peacock), voi rừng và cá sấu châu Phi (African slender-snouted crocodiles). Năm 1999, UNESCO đã liệt kê vườn quốc gia này vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa.


6.Vườn quốc gia Virunga
Vườn quốc gia Virunga (tiếng Pháp: Parc national des Virunga), trước đây tên là Vườn quốc gia Albert, là một vườn quốc gia có diện tích 7800 km vuông trải dài từ dãy núi Virunga ở miền Nam, dãy núi Rwenzori ở miền Bắc, trong phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, giáp vườn quốc gia các núi lửa ở Rwanda và vườn quốc gia các dãy núi Rwenzori vườn quốc gia và Nữ hoàng Elisabeth ở Uganda. Vườn quốc gia được thành lập vào năm 1925 bởi vua Bỉ Albert I và là vườn quốc gia đầu tiên của châu Phi.

Nó được phân loại như là một di sản thế giới vào năm 1979. Trong những năm gần đây đã trở thành công viên nổi tiếng với loài khỉ đột núi của nó, mặc dù săn trộm và nội chiến Congo đã gây hại nghiêm trọng dân số động vật hoang dã của nó. Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), công viên này là nơi sinh sống của hơn 3.000 loài động vật. Theo trang web của công viên, nơi đây đang có khoảng 200 khỉ đột núi sinh sống, chiếm khoảng 1/4 số khỉ đột núi còn lại trên thế giới.

Vườn quốc gia được quản lý bởi Cơ quan vườn quốc gia Congo, Institut Congolais pour la Conservation de la Nature (ICCN) và đối tác châu Phi, Quỹ bảo tồn (Anh) với người mà ICCN đã ký một thỏa thuận 10 năm quản lý trong tháng 2 năm 2011. Vườn quốc gia này hiện đang nhận được tài trợ từ Liên minh châu Âu, các nhà khoa học thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên niên Quốc tế (WWF) đã tái phát hiện những bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của loài hươu đùi vằn vào năm 2006, họ đã có được bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của sinh vật hiếm hoi này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN