Top 6 điểm du lịch ở Hồ Chí Minh nên đến một lần trong đời

0
1678
Vật Phẩm Phong Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh, thường được gọi bằng cái tên thân thuộc Sài Gòn. Hòn ngọc viễn đông xưa kia đã phát triển hơn rất nhiều. Vẫn giữ lại những nét văn hóa vùng miền rất riêng của mình, thành phố này hiện tại còn là thủ phủ thương mại của Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy một cuộc sống hối hả ngày đêm ngay cạnh những công trình kiến trúc thời thực dân Pháp; thưởng thức đủ mùi đủ vị “Sài Gòn” tại lề đường hoặc những quán ăn sang trọng. Thành phố Hồ Chí Minh cũng hứa hẹn nhiều câu chuyện thú vị qua những bảo tàng, di tích còn sót lại của Gia Định xưa kia…

1 Nhà hát lớn Thành phố
Nhà Hát Giao Hưởng – Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn Thành Phố, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố, nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.

Nhà hát Thành phố là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm ở điểm cuối đường Lê Lợi, tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi – trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nhà hát được xem như một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc.

2 Chợ Bến Thành
Từ cái thuở người Pháp mới chiếm Gia Định, dân đen hay lính tốt muốn ra vào thành Bát Quái đều phải qua một bến nước nhỏ ở sông Bến Nghé. Rồi cái lẽ đời ngàn năm không đổi cũng dần dần tạo nên cái chợ nhỏ, ở đâu có người ở đó có chợ mà. Từ mấy lán hàng rong tụ hợp lại, chả mấy chốc tạo nên khu chợ sầm uất nhất xứ Gia Định thời đó – chợ Bến Thành.

Từ cái thuở người Pháp mới chiếm Gia Định, dân đen hay lính tốt muốn ra vào thành Bát Quái đều phải qua một bến nước nhỏ ở sông Bến Nghé. Rồi cái lẽ đời ngàn năm không đổi cũng dần dần tạo nên cái chợ nhỏ, ở đâu có người ở đó có chợ mà. Từ mấy lán hàng rong tụ hợp lại, chả mấy chốc tạo nên khu chợ sầm uất nhất xứ Gia Định thời đó – chợ Bến Thành.
Nói không ai tin, khu chợ Bến Thành mới vốn là cái vũng toàn sình lầy, người thời đấy gọi là vũng Bồ Rệt (nói lái từ tiếng Pháp “Marais Boresse”). Người Pháp lắm tiền lắm của cho lấp đi. Dời từ cái bến sông vào, chợ Bến Thành giờ nằm ngay trung tâm, xung quanh là 4 mặt tiền; có đủ bốn cửa Đông-Tây-Nam-Bắc.

Chợ được bên Brossard et Maupin giữ thầu xây dựng từ năm 1912 đến đầu năm 1914 thì xong xuôi cả. Lễ khai cổng cho chợ được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, kéo dài tận ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914. Mấy ngày đó, người ta kháo nhau pháo bông, xe hoa và từng đoàn người kéo nhau đến đông nghịt 4 ngõ chợ, cả người Gia Đinh, cả người tứ xứ.

3 Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất được biết đến như một dấu mốc xuyên thời gian thời kì chiến tranh Việt Nam. Tồn tại từ thời Pháp thuộc cho đến ngày 30/4/1975, cung điện nguy nga này trải qua nhiều biến cố cũng như thay đổi lịch sử của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định bấy giờ, bài viết xin gói gọn quá trình dài khoảng vài thập kỉ này làm một vài thời kì quan trọng nhất.

Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất được biết đến như một dấu mốc xuyên thời gian thời kì chiến tranh Việt Nam. Tồn tại từ thời Pháp thuộc cho đến ngày 30/4/1975, cung điện nguy nga này trải qua nhiều biến cố cũng như thay đổi lịch sử của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định bấy giờ. Xin gói gọn quá trình dài khoảng vài thập kỉ này làm một vài thời kì quan trọng nhất:

4 Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
Để nói về Nhà thờ Đức Bà, đây chắc chắn là một trong những kì quan kiến trúc bậc nhất tại Việt Nam. Công trình nguy nga này được hoàn thành năm 1880 (chính xác vào ngày lễ phục sinh 11 tháng 4, cố đạo Colombert tổ chức trọng thể nghi thức cung hiến và khánh thành Nhà thờ Đức Bà). Vằ đằng sau cái vẻ đẹp tráng lệ ấy là vô vàn câu chuyện thú vị.

Để nói về Nhà thờ Đức Bà, đây chắc chắn là một trong những kì quan kiến trúc bậc nhất tại Việt Nam. Công trình nguy nga này được hoàn thành năm 1880 (chính xác vào ngày lễ phục sinh 11 tháng 4, cố đạo Colombert tổ chức trọng thể nghi thức cung hiến và khánh thành Nhà thờ Đức Bà). Vằ đằng sau cái vẻ đẹp tráng lệ ấy là vô vàn câu chuyện thú vị.

5 Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nói về nơi thu hút giới trẻ thành phố nhất hiện nay có lẽ không nơi nào bằng Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Vào mỗi tối, con đường này thu hút hàng trăm lượt khách đến tản bộ, vui chơi, sinh hoạt ca hát hay các trò chơi ngoài trời, đa số là các bạn trẻ, gia đình dẫn con đi chơi, có cả du khách nước ngoài, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp vào mỗi tối, nhất là những tối cuối tuần.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m, với tổng kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng gồm 2 phân đoạn: Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đường Lê Thánh Tôn (trước trụ sở UBND TP.HCM) đến đường Lê Lợi và quảng trường Nguyễn Huệ từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng.

Đường Nguyễn Huệ từ lâu đã là con đường huyết mạch của trung tâm thành phố. Đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, nơi đây tổ chức triển lãm đường hoa được người dân thành phố rất quan tâm yêu thích, và giờ đây con đường ấy đã trở thành con đường đi bộ với nhiều hạng mục công trình, phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của người dân không chỉ vào dịp xuân mà còn tất cả các ngày trong năm.

6 Phố Tây Bùi Viện
Điểm đến mà bất cứ du khách nước ngoài nào khi đến thành phố cũng muốn ghé qua, đặc biệt là những người trẻ hay những người du lịch bụi. Sở dĩ được gọi là “phố Tây” vì nơi đây tập trung rất nhiều Tây đến đây để tụ họp vui chơi, và cũng là nơi cư trú của nhiều khách du lịch bụi nhất thành phố.

Ồn ào và náo nhiệt với đủ thứ tiếng và màu da là ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến khu phố Tây. Ba con phố Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đề Thám không quá dài nhưng có đến hàng trăm dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống, quán cafe, quán bar, hàng tạp hóa và cửa hàng thời trang tập trung san sát nhau tại đây.

Ngoài ra, trong những con hẻm ở phố Tây còn chật kín bởi hàng quán và các tấm biển cho thuê phòng trọ, với chất lượng phục vụ tương ứng cho khách du lịch tiết kiệm, đặc biệt là “Tây ba lô” và khách du lịch “bụi” ở mức giá trung bình và rẻ. Không chỉ riêng các khách nước ngoài, giới trẻ Việt cũng thường xuyên đến đây hội họp vui chơi, tạo nên 1 không gian đa văn hóa, đa sắc tộc từ khắp nơi trên thế giới, rất thú vị và náo nhiệt.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN