Từ lâu, Vũng Tàu đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Vũng Tàu dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Rừng nguyên sinh Bình Châu
Khu rừng cấm quốc gia Bình Châu – Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên đại phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng cấm tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo lên cảnh quan tuyệt đẹp.
Địa hình rừng Bình Châu-Phước Bửu tương đối bằng phẳng. Ở phía tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển như hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám ngày nay được xây dựng thành những điểm tham quan du lịch, tắm biển nổi tiếng của huyện Xuyên Mộc.
2. Bạch Dinh
Bạch Dinh được gọi theo tiếng Pháp là Villa Blanche, tọa lạc trong khu lâm viên trên sườn Núi Lớn, thuộc Bãi Trước của thành phố biển Vũng Tàu. Công trình này được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành năm 1916 trên nền pháo đài đồn Phước Thắng triều Nguyễn, dùng để làm nơi nghỉ ngơi cho Toàn quyền Pháp là Paul Doumer. Tương truyền, sở dĩ Bạch Dinh có tên gọi ấy vì Toàn quyền Paul Doumer, người chủ trương xây dựng ngôi nhà này đã lấy tên con gái yêu “Blanche” đặt tên cho ngôi dinh thự.
3. Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật đài là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Vũng Tàu và miền Nam. Hằng năm, nơi đây tiếp đón cả triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Phật đài đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Trước đây, vùng núi này không có người sinh sống. Năm 1957, ông Lê Quang Vinh, một quan phủ thời Pháp thuộc, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.
Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam cho biết vào giữa thập niên 40, Đại đức Narada Maha Thera cùng ông Lê Quang Vinh, Đốc Phủ sứ hồi hưu, viếng núi Lớn. Đại đức cho rằng đây là nơi thích nghi để lập một ngôi chùa. Đến năm 1957, ông Lê Quang Vinh xuất gia, pháp danh Giác Pháp, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.
4. Linh Sơn cổ tự
Thời kỳ đầu Linh sơn cổ tự Vũng Tàu được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị người Pháp chiếm dụng để xây cho hoa tiêu ở. Sau đó năm 1921 chùa được bốn vị tín chủ cúng dưỡng đất xây dựng tại vị trí hiện tại. Ban đầu chùa làm bằng tre nứa, vách cót và ngói âm dương, đến năm 1948 hương chức chùa làng Thắng Tam thỉnh đại sư Thích Trí Tịnh làm trụ trì và giao toàn quyền quản lý chùa (hiện đại sư là đệ nhất Phó Pháp Chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trưng ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam); tiếp đó ngài giao lại cho đệ tử là cố Hòa thượng Thích Tịnh Viên (viên tịch năm 1995) làm trụ trì.
Cho đến tận năm 1959 Hòa thượng Thích Tịnh Viên dời toàn bộ ngôi chùa sang khu đất đối diện gần đình Thần Thắng Tam với quy mô và khang trang như ngày nay.
Trong chánh điện của Linh sơn cổ tự Vũng Tàu có thờ một tượng Phật cao 1,2 m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật. Truyền thuyết kể lại rằng cách đây hơn một trăm năm có đoàn ghe chài từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước. Trong khi đi kiếm củi ở núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá nằm vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn còn lại được dân chài rước về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn Cổ TựVũng Tàu
5. Hải đăng Vũng Tàu
Hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Nhỏ. Từ đây, du khách có thể thu vào tầm mắt là cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, với các bãi tắm hình lưỡi liềm, cùng núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống bên dưới là cả rừng hoa sứ rực sáng đã làm nổi bật nét kiên cố và vững chải của toàn bộ cụm tháp.
6. Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo có sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881, ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra để xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.
Miếu Bà có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, bên trong là điện thờ các vị thần linh. Bên dưới có một tầng hầm, trước kia là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước chống đế quốc.