Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Trung Quốc

0
1364
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Trung Quốc có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Thẩm Dương (Shenyang)
Cố cung Thẩm Dương nằm ở miền đông bắc Trung Quốc được xây dựng năm 1625, với tổng diện tích 4,6 vạn m², có 70 kiến trúc và hơn 300 gian nhà, quy mô và tình hình bảo tồn chỉ sau Cố cung Bắc Kinh trong quần thể kiến trúc hoàng gia hiện tồn tại ở TQ thuộc tỉnh Liêu Ninh. Cố cung này do dân tộc Mãn xây dựng, lịch sử độc đáo và màu sắc dân tộc Mãn.


2.Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn (骊山) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía đông.

Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử ký của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên,thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi.”

Sau khi chôn cất xong, có người nói: “Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”. Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng]) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.

Năm 1987, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bao gồm cả các chiến binh đất nung, được liệt kê như là Di sản thế giới.


3.Nga Mi Sơn và Lạc Sơn Đại Phật
Nga Mi sơn (tiếng Trung: 峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là “Nga Mi thiên hạ tú”. Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.

Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Các nguồn tài liệu thế kỷ 16 và 17 có đề cập tới việc tập luyện võ thuật trong các ngôi chùa trên núi Nga Mi, là nguồn tham chiếu hiện còn lưu giữ được có niên đại sớm nhất nói tới chùa Thiếu Lâm như là khởi nguồn của võ thuật Trung Hoa.. Trường phái võ thuật Nga Mi là sự kết hợp của Phật giáo với Đạo giáo.


4.Thiên Đàn
Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời (giản thể: 天坛; phồn thể: 天壇; bính âm: Tiāntán; tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Tuyên Vũ. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời – nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:

Viên Khâu Đàm (圜丘坛 – gò đất), bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời;
Hoàng Khung Vũ (皇穹宇 -), là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.
Điện Kỳ Niên (祈年殿), tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.
Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử – con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.


5.Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; Tiếng Anh: Great Wall of China; có nghĩa là “Thành dài vạn lý”) là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.

Một nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8.850 km (3.948 dặm Anh). Nhưng theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất, nhưng thật sự nếu chúng ta chấp nối tất cả các đoạn Trường Thành đã biết ngày nay lại với nhau thì chiều dài của chúng lên tới 56,000 km.Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (“đất Trung Quốc gốc”) và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.


6.Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).


7.Các bức vẽ trên đá của Hoa Sơn
Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang (tiếng Trung: 花山壁画; bính âm: Huāshān Bìhuà) là cảnh quan rộng lớn lịch sử của nghệ thuật đá trên các núi đá vôi có niên đại ít nhất vài trăm năm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các bức vẽ nằm bên bờ phía tây của Minh Giang (tiếng Trung: 明江; bính âm: Míng Jiāng; nghĩa đen “Sông sáng chói”) là một nhánh của Tả Giang.Khu vực tự nhiên quanh cảnh quan văn hóa này thuộc [[Khu bảo tồn thiên nhiên, thuộc thị trấn Ái Điếm, huyện Ninh Minh. Vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, Cảnh quan văn hóa Nghệ thuất đá Hoa Sơn Tả Giang đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Các bức vẽ được cho là có niên đại khoảng 1800-2500 hoặc 1600-2400 năm tuổi.[Thời kỳ vẽ ra các bức tranh có lẽ là từ thời Chiến Quốc vào cuối thời đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Các bức vẽ được cho là tác phẩm nghệ thuật của những người Lạc Việt cổ, tổ tiên của người Choang ngày nay. Xác định cho thấy, bức tranh cổ nhất được vẽ cách đây 16.000 năm, trong khi muộn nhất là có niên đại 690 năm tuổi.

Các vách đá chính của núi có chiều rộng 170 mét và cao 40 mét được cho là bức tranh đá lớn nhất Trung Quốc. Bức tranh nằm ở độ cao giữa 30 và 90 mét so với mực nước sông với khoảng 1900 hình ảnh rời rạc bố trí trong 110 nhóm hình ảnh. Nguyên liệu sử dụng để vẽ là Đất son đỏ (Hematit) keo động vật và máu tạo thành màu đỏ đặc trưng cho các hình vẽ. Hình ảnh mô tả bao gồm trống đồng, dao, kiếm, chuông, và tàu thuyền. Một số hình ảnh về con người có chiều cao 60 cm, 150 cm thậm chí có hình ảnh đạt tới 3 mét.


8.Cung điện Potala
Cung điện Potala (tiếng Tạng: པོ་ཏ་ལ།) nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, đã từng là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 thì lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Lâu đài Mùa Đông (Cung Điện Potala) 1000 phòng của các Đạt Lai Lạt Ma, được coi như một kỳ quan kiến trúc của thế giới. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là “Bảy kỳ quan mới”.

9.Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu
Thắng cảnh Cửu Trại Câu, (tiếng Trung: 九寨溝, tiếng Tây Tạng: Sicadêgu có nghĩa là “Thung lũng chín làng”) là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Khu phong cảnh Cửu Trại Câu được hình thành trên dãy núi đá vôi trầm tích thuộc các cạnh của cao nguyên Tây Tạng, nổi tiếng nhờ hệ thống các hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng và các đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992, khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1997. Độ cao của Cửu Trại Câu dao động từ 2.000 cho đến 4.500 mét (6.600 đến 14.800 ft) so với mực nước biển. Năm 1990, khu phong cảnh này được đánh giá là một trong 40 khu du lịch đẹp nhất của Trung Quốc. Năm 1997, khu phong cảnh Cửu Trại Câu được phân loại V trong hệ thống phân loại khu vực bảo vệ của IUCN.


10.Hang đá Vân Cương
Hang đá Vân Cương (chữ Hán: 云冈石窟 yúngāng shíkū, âm Hán Việt: Vân Cương thạch quật) là một trong những hang nhân tạo lớn nhất Trung Quốc. Hang được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2001.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN