Top 6 địa điểm du lịch mà bạn nên đến khi tới Kon Tum

0
1161
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Kon Tum đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Kon Tum dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Ngục Kon Tum
Nhà đày Kon Tum ( Ngục Kon Tum) có nhiều tên gọi khác nhau: Lao kẽm, Lao sắt, Lao mới hoặc Lao cầu mới thường gọi là Lao ngoài, còn Lao cũ trong thị xã (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong.

Nằm ở bờ Bắc về phía hạ lưu sông Đăk Bla đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum xinh đẹp, êm đềm, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn. Trong chặng đường lịch sử của tỉnh Kon Tum, sự kiện “Cuộc đấu tranh lưu huyết” ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” từ ngày 12 đến ngày 16/12/1931 của những người tù chính trị tại nhà Ngục Kon Tum mãi mãi là khúc tráng ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, mãi mãi là tấm gương oanh liệt cho các thế hệ mai sau.

2. Chùa Bác Ái
Chùa Bác Ái tọa lạc ở thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Phía Đông giáp đường Trần Phú, Tây giáp đường Mạc Đĩnh Chi, Nam giáp đường Phan Chu Trinh, Bắc giáp đường Bà Triệu. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông và được xây dựng vào năm 1932. Ông Võ Chuẩn, Huấn đạo tỉnh Kon Tum đã thiết kế và đốc cả người kinh lẫn đồng bào dân tộc thiểu số khai phá ngọn đồi rừng già để xây chùa, thiết kế theo kiểu chữ “Môn”.

3. Chủng viện thừa sai Kon Tum
Chủng viện Thừa Sai Kon Tum, hay còn được gọi là Toà Giám mục Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành vào năm 1938. Chủng viện tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn, bốn phía được bao bọc bởi những bức tường cao, mặt chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum.
Chủng viện Thừa Sai Kon Tum là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Vật liệu chính xây dựng Chủng viện được làm bằng những loại gỗ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, có độ bền cao với thời gian. Từ mộng lắp ghép đến các hoa văn trang trí đều phù hợp với chức năng của từng phòng, thể hiện nét tài hoa, sắc sảo của bàn tay người thợ.

Nằm khuất sau hai rặng sứ (cây đại) lâu năm và những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, Chủng viện mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ, hoa ngọc lan.

4. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ)
Nằm bên dòng sông Đăk Bla trong xanh, thơ mộng, thành phố Kon Tum luôn là điểm đến của nhiều du khách thích khám phá những nét hoang sơ, hùng vĩ của rừng xanh đại ngàn và những nét cổ kính của những ngôi nhà sàn của đồng bào Ba Na trong đó có ngôi nhà thờ 100 tuổi đời hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum.

Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.

Nhà thờ Chánh tòa được người dân nơi đây gọi thân mật là nhà thờ gỗ bởi công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ngày nay công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những du khách đến với vùng cao nguyên bạt ngàn.

5. Cầu treo Kon Klor – Làng văn hóa Kon K’tu
Ở hai bờ của dòng Đăkbla, là cây cầu treo Kon Klor hùng vĩ. Từ cây cầu này, du khách có thể đến với làng văn hoá Kon K’tu. Cho đến nay, dân làng nơi đây vẫn lưu giữ những bộ cồng chiêng cùng đội múa Xoang đặc sắc trong văn hóa của những nhà dài, nhà sàn.

6. Cột mốc biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam
Cột mốc biên giới – địa danh Ngã ba Đông Dương gắn liền với một thời oanh liệt của ông cha ta trong các thời kỳ cách mạng kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, Ngã ba Đông Dương lại thu hút du khách trong hành trình tìm đến điểm cực bắc Tây Nguyên Việt Nam.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN