Từ lâu, Gia Lai đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Gia Lai dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Biển Hồ
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/ nên cái ao tù cũng thành biển của em… Vì thế có một cái “ao” trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới quốc lộ I nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín ấy thì người ta gọi là “biển” cũng đúng thôi. Đối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển Hồ và Hàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một ông nhà thơ so sánh nó như Yo Ni và Lin Ga. Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít lịt, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ… không có đáy, nó thông xuống… biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm khoảng một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên…
2. Nhà máy thủy điện Yaly
Thuỷ điện Yaly là bậc thang thứ ba trên sông Sê San. Sông Sê San là một chi lưu lớn của sông Mê Công được tạo thành bởi nhánh Đăkbla và nhánh Krôngpôcô. Diện tích toàn bộ lưu vực là 17.000 Km2 . Trên đất Việt Nam sông Sê San dài 237 Km, với diện tích lưu vực 11.450 Km2 . Sang đất Campuchia, sông Sê San hoà với sông Xrêpốc để đổ vào Mê Kông.
Theo quy hoạch trên dòng Sê San có 9 bậc thang thuỷ lợi – thuỷ điện. Trong đó 6 bậc thang trên đất Việt Nam ( với tổng công xuất 1.768 MW và điện lượng trung bình năm là 8.385 triệu KWh ). Thuỷ điện Yaly là bậc thang lớn nhất.
Thuỷ điện Yaly có công trình đầu mối thuộc huyện ChưPảh tỉnh Gia Lai và lòng hồ phần lớn thuộc huyện Sa Thầy tỉnh KonTum.
3.Thác Phú Cường
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cột thác cao vào mùa mưa; đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác như dải lụa mềm vắt ngang núi rừng Tây Nguyên vào mùa khô; cưỡi voi khám phá núi rừng, tắm tiên trên dòng suối La Peet và ngắm nhìn dòng suối róc rách len lỏi qua từng phiến đá sigma lớn, nhỏ để đổ ra dòng sông Ayun cùng với loài hoa Nhã My ẩn mình đâu đó dọc theo con suối, dòng sông, khe đá.
4. Thác chín tầng
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Vào mùa mưa, thác hùng vĩ với cột nước trắng xoá cao 45m, rộng 35m tuôn ào ạt từ trên cao, trông như một cột nước khổng lồ. Vào mùa khô, dòng nước thu hẹp, trông như một dải lụa mềm buông lơi giữa trời.
Thác mang đậm nét của Tây Nguyên về địa hình và không khí, nên khi đến đây, ngoài việc chiêm ngưởng dòng thác, du khách còn được đắm mình trong làn hơi mát rượi, ngắm nhìn những tảng đá magma nhiều hình dạng, muôn hoa dại khoe sắc bên dòng nước… Bạn có thể ngả lưng trên những tảng đá lớn dưới chân thác, ru mình vào giác ngủ trong tiếng nước chảy, tiếng chim hót, hay xuôi theo dòng sông La Peet, tới hồ thuỷ điện Ayun hạ, bơi thuyền quanh hồ, câu cá hay tìm hiểu cuộc sống của người Ba Na, Gia Rai trong những ngôi làng gần đó.
5. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc các huyện KBang, huyện Mang Yang và huyện Đắc Đoa. Bởi đặc điểm đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như thổ nhưỡng nên vườn quốc gia Kon Ka Kinh có nguồn động, thực vật phong phú, đa dạng về thành phần và chủng loại. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm mang giá trị bảo tồn và có tên trong sách đỏ không chỉ của Việt Nam mà còn trên thế giới. Đây là 1 trong 4 vườn di sản Asean tại Việt Nam đã được Bộ trưởng Môi trường các quốc gia Asean thông qua vào năm 2003.
6. Thác Xung Khoeng
Đến với thác Xung Khoeng du khách vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa được hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái.Hai bên bờ có cây cối mọc um tùm. Nước thác đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước để tung bọt trắng xoá. Nước chảy len lỏi trong các khe đá và trên thảm cỏ xanh đã làm thành một vùng hồ nước trong vắt.